Cho nửa đường tròn tâm O, đường kính AB. Dựng tiếp tuyến Ax (Ax và nửa đường tròn cùng thuộc nửa mặt phẳng bờ AB). C là một điểm nằm trên nửa đường tròn (C không trung A và B), dựng tiếp tuyến Cy của nửa đường tròn (O) cắt Ax tại D

Cho nửa đường tròn tâm O, đường kính AB. Dựng tiếp tuyến Ax (Ax và nửa đường tròn cùng thuộc nửa mặt phẳng bờ AB). C là một điểm nằm trên nửa đường tròn (C không trung A và B), dựng tiếp tuyến Cy của nửa đường tròn (O) cắt Ax tại D. Kẻ CH vuông góc với AB (H \( \in \) AB), BD cắt (O) tại điểm thứ hai là K và cắt CH tại M. Gọi J là giao điểm của OD và AC.

a) Chứng minh rằng tứ giác AKMH nội tiếp được một đường tròn.

b) Chứng minh rằng tứ giác CKJM nội tiếp được một đường tròn (O1).

c) Chứng minh DJ là tiếp tuyến của đường tròn (O1)

Hướng dẫn giải:

a) Chứng minh rằng tứ giác AKMH nội tiếp được một đường tròn.

 \( \widehat{AKM}={{90}^{O}} \) (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn),  \( \widehat{AHM}={{90}^{O}} \) (gt)

Tứ giác AKMH, ta có:

 \( \widehat{AKM}+\widehat{AHM}={{90}^{O}}+{{90}^{O}}={{180}^{O} }\) nên nôi tiếp một đường tròn.

b) Chứng minh rằng tứ giác CKJM nội tiếp được một đường tròn (O1).

Ta có:

+  \( \widehat{AKM}={{90}^{O}} \) (cmt) \(\Rightarrow AK\bot BD\Rightarrow \widehat{AKD}={{90}^{O}}\)    (1)

+ DK = DC (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau); OC = OA = R.

 \( \Rightarrow  \)OD là trung trực của AC  \( \Rightarrow  \)OD \( \bot\)  AC tại J  \( \Rightarrow  \) \( \widehat{AJD}={{90}^{O}} \)   (2)

Từ (1) và (2) suy ra tứ giác ADKJ nội tiếp đường tròn đường kính AD.

 \( \Rightarrow \widehat{JKM}=\widehat{DAJ} \) (Cùng bù  \( \widehat{DKJ} \))   (3)

Lại có:  \( \left. \begin{align}  & AD\bot AB\text{ (gt)} \\  & \text{CH}\bot AB\text{ }(gt) \\ \end{align} \right\}\Rightarrow AD//CH \) \( \Rightarrow \widehat{JCM}=\widehat{DAJ} \) (so le trong)   (4)

Từ (3) và (4) suy ra  \( \widehat{JCM}=\widehat{JKM} \) \( \Rightarrow \)  Tứ giác CKJM nội tiếp một đường tròn (O1)

c) Chứng minh DJ là tiếp tuyến của đường tròn (O1)

Tứ giác CKJM nội tiếp (cmt)  \( \Rightarrow \widehat{KMJ}=\widehat{KCA} \) (góc nội tiếp cùng chắn cung  \( \overset\frown{KJ} \))

Mặt khác:  \( \widehat{ABK}=\widehat{KCA} \) (Góc nội tiếp cùng chắn cung  \( \overset\frown{KA} \))

 \( \Rightarrow \widehat{ABK}=\widehat{KMJ}\Rightarrow JM//AB  \) mà CH  \( \bot  \) AB (gt)

 \( \Rightarrow JM\bot CH  \)

 \( \Rightarrow  \) Tam giác JMC vuông tại M

 \( \Rightarrow  \) Đường tròn (O1) nhận JC làm đường kính, lại có OD  \( \bot  \) AC tại J (cmt)

 \( \Rightarrow  \) DJ là tiếp tuyến của đường tròn (O1)

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các bài toán liên quan

Bài toán mới!

Không tìm thấy bài viết nào.

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 31213d2pw6 may not exist

Cho đường tròn tâm O, bán kính R. Từ một điểm M ở ngoài đường tròn, kẻ hai tiếp tuyến MA và MB với đường tròn (A, B là các tiếp điểm). Qua A, kẻ đường thẳng song song với MO cắt đường tròn tại E (E khác A), đường thẳng ME cắt đường tròn tại F (F khác E), đường thẳng AF cắt MO tại N, H là giao điểm của MO và AB

Cho đường tròn tâm O, bán kính R. Từ một điểm M ở ngoài đường tròn, kẻ hai tiếp tuyến MA và MB với đường tròn (A, B là các tiếp điểm). Qua A, kẻ đường thẳng song song với MO cắt đường tròn tại E (E khác A), đường thẳng ME cắt đường tròn tại F (F khác E), đường thẳng AF cắt MO tại N, H là giao điểm của MO và AB.

a) Chứng minh tứ giác MAOB nội tiếp đường tròn.

b) Chứng minh MN2 = NF.NA và MN = NH.

c) Chứng minh \( \frac{H{{B}^{2}}}{H{{F}^{2}}}-\frac{EF}{MF}=1 \).

Hướng dẫn giải:

a) Chứng minh tứ giác MAOB nội tiếp đường tròn.

Vì MA, MB là các tiếp tuyến của (O) nên  \( \widehat{MAO}=\widehat{MBO}={{90}^{O}} \)

Tứ giác MAOB có  \( \widehat{MAO}+\widehat{MBO}={{180}^{O}} \)

Vậy tứ giác MAOB nội tiếp đường tròn.

b) Chứng minh MN2 = NF.NA và MN = NH.

Ta có:  \( \widehat{M}=\widehat{{{E}_{1}}} \) (so le trong, AE // MO) và  \( {{\widehat{A}}_{1}}=\widehat{{{E}_{1}}}\left( =\frac{1}{2}sd\overset\frown{AF} \right) \)

 \( \Rightarrow {{\widehat{M}}_{1}}={{\widehat{A}}_{1}} \)

Xét  \( \Delta NMF  \) và  \( \Delta NAM  \), ta có:

 \( \widehat{MNA} \) chung;

 \( {{\widehat{M}}_{1}}={{\widehat{A}}_{1}} \)

Do đó,  \( \Delta NMF\backsim \Delta NAM\Rightarrow \frac{NM}{NA}=\frac{NF}{NM} \)  \( \Rightarrow N{{M}^{2}}=NF.NA  \)

Có MA = MB (tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau) và OA = OB = R

 \( \Rightarrow  \) MO là đường trung trực của AB.

 \( \Rightarrow  \) AH  \( \bot  \) MO và HA = HB.

Xét  \( \Delta MAF  \) và  \( \Delta MEA  \), ta có:

 \( \widehat{AME} \) chung;  \( {{\widehat{A}}_{1}}={{\widehat{E}}_{1}} \)

Do đó,  \( \Delta MAF\backsim \Delta MEA  \) (g – g)

 \( \Rightarrow \frac{MA}{ME}=\frac{MF}{MA}\Rightarrow M{{A}^{2}}=MF.ME  \)

Áp dụng hệ thức lượng vào  \( \Delta MAO  \) vuông, có:  \( M{{A}^{2}}=MH.MO  \)

Do đó:  \( ME.MF=MH.MO\Rightarrow \frac{ME}{MH}=\frac{MO}{MF} \)

 \( \Rightarrow \Delta MFH\backsim \Delta MO  \)E (c – g – c)

 \( \Rightarrow {{\widehat{H}}_{1}}={{\widehat{E}}_{2}} \)

Vì  \( \widehat{BAE} \) là góc vuông nội tiếp (O) nên E, O, B thẳng hàng

 \( \Rightarrow {{\widehat{E}}_{2}}=\widehat{{{A}_{2}}}\left( =\frac{1}{2}sd\overset\frown{EB} \right) \)

 \( \Rightarrow {{\widehat{H}}_{1}}={{\widehat{A}}_{2}}\Rightarrow {{\widehat{N}}_{1}}+{{\widehat{H}}_{1}}={{\widehat{N}}_{1}}+{{\widehat{A}}_{2}}={{90}^{O}}\Rightarrow HF\bot NA  \)

Áp dụng hệ thức lượng vào  \( \Delta NHA  \) vuộng, ta có: NH2 = NF.NA

 \( \Rightarrow N{{M}^{2}}=N{{H}^{2}}\Rightarrow NM=NH  \)

c) Chứng minh \( \frac{H{{B}^{2}}}{H{{F}^{2}}}-\frac{EF}{MF}=1 \).

Áp dụng hệ thức lượng vào \( \Delta NHA \) vuông, ta có HA2 = FA.NA và HF2 = FA.FN

Mà HA = HB.

 \( \Rightarrow \frac{H{{B}^{2}}}{H{{F}^{2}}}=\frac{H{{A}^{2}}}{H{{F}^{2}}}=\frac{FA.NA}{FA.FN}=\frac{NA}{NF} \)

Vì AE // MN nên  \( \frac{EF}{MF}=\frac{FA}{NF} \) (hệ quả của định lí Talet)

 \( \Rightarrow \frac{H{{B}^{2}}}{H{{F}^{2}}}-\frac{EF}{MF}=\frac{NA}{NF}-\frac{FA}{NF}=\frac{NF}{NF}=1 \)

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các bài toán liên quan

Bài toán mới!

Không tìm thấy bài viết nào.

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 31213d2pw6 may not exist

Cho đường tròn (O) ngoại tiếp tam giác nhọn ABC. Gọi M và N lần lượt là điểm chính giữa của cung nhỏ AB và cung nhỏ BC. Hai dây AN và CM cắt nhau tại điểm I. Dây MN cắt các cạnh AB và BC lần lượt tại các điểm H và K

Cho đường tròn (O) ngoại tiếp tam giác nhọn ABC. Gọi M và N lần lượt là điểm chính giữa của cung nhỏ AB và cung nhỏ BC. Hai dây AN và CM cắt nhau tại điểm I. Dây MN cắt các cạnh AB và BC lần lượt tại các điểm H và K.

a) Chứng minh bốn điểm C, N, K, I cùng thuộc một đường tròn.

b) Chứng minh NB2 = NK.NM.

c) Chứng minh tứ giác BHIK là hình thoi.

d) Gọi P, Q lần lượt là tâm của các đường tròn ngoại tiếp tam giác MBK, tam giác MCK và E là trung điểm của đoạn PQ. Vẽ đường kính ND của đường tròn (O). Chứng minh ba điểm D, E, K thẳng hàng.

Hướng dẫn giải:

a) Chứng minh tứ giác MAOB nội tiếp đường tròn.

Vì MA, MB là các tiếp tuyến của (O) nên  \( \widehat{MAO}=\widehat{MBO}={{90}^{O}} \)

Tứ giác MAOB có  \( \widehat{MAO}+\widehat{MBO}={{180}^{O}} \)

Vậy tứ giác MAOB nội tiếp đường tròn.

b) Chứng minh MN2 = NF.NA và MN = NH.

Ta có:  \( \widehat{M}=\widehat{{{E}_{1}}} \) (so le trong, AE // MO) và  \( {{\widehat{A}}_{1}}=\widehat{{{E}_{1}}}\left( =\frac{1}{2}sd\overset\frown{AF} \right) \)

 \( \Rightarrow {{\widehat{M}}_{1}}={{\widehat{A}}_{1}} \)

Xét  \( \Delta NMF  \) và  \( \Delta NAM  \), ta có:

 \( \widehat{MNA} \) chung;

 \( {{\widehat{M}}_{1}}={{\widehat{A}}_{1}} \)

Do đó,  \( \Delta NMF\backsim \Delta NAM\Rightarrow \frac{NM}{NA}=\frac{NF}{NM} \)  \( \Rightarrow N{{M}^{2}}=NF.NA  \)

Có MA = MB (tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau) và OA = OB = R

 \( \Rightarrow  \) MO là đường trung trực của AB.

 \( \Rightarrow  \) AH  \( \bot  \) MO và HA = HB.

Xét  \( \Delta MAF  \) và  \( \Delta MEA  \), ta có:

 \( \widehat{AME} \) chung;  \( {{\widehat{A}}_{1}}={{\widehat{E}}_{1}} \)

Do đó,  \( \Delta MAF\backsim \Delta MEA  \) (g – g)

 \( \Rightarrow \frac{MA}{ME}=\frac{MF}{MA}\Rightarrow M{{A}^{2}}=MF.ME  \)

Áp dụng hệ thức lượng vào  \( \Delta MAO  \) vuông, có:  \( M{{A}^{2}}=MH.MO  \)

Do đó:  \( ME.MF=MH.MO\Rightarrow \frac{ME}{MH}=\frac{MO}{MF} \)

 \( \Rightarrow \Delta MFH\backsim \Delta MO  \)E (c – g – c)

 \( \Rightarrow {{\widehat{H}}_{1}}={{\widehat{E}}_{2}} \)

Vì  \( \widehat{BAE} \) là góc vuông nội tiếp (O) nên E, O, B thẳng hàng

 \( \Rightarrow {{\widehat{E}}_{2}}=\widehat{{{A}_{2}}}\left( =\frac{1}{2}sd\overset\frown{EB} \right) \)

 \( \Rightarrow {{\widehat{H}}_{1}}={{\widehat{A}}_{2}}\Rightarrow {{\widehat{N}}_{1}}+{{\widehat{H}}_{1}}={{\widehat{N}}_{1}}+{{\widehat{A}}_{2}}={{90}^{O}}\Rightarrow HF\bot NA  \)

Áp dụng hệ thức lượng vào  \( \Delta NHA  \) vuộng, ta có: NH2 = NF.NA

 \( \Rightarrow N{{M}^{2}}=N{{H}^{2}}\Rightarrow NM=NH  \)

c) Chứng minh \( \frac{H{{B}^{2}}}{H{{F}^{2}}}-\frac{EF}{MF}=1 \).

Áp dụng hệ thức lượng vào \( \Delta NHA \) vuông, ta có HA2 = FA.NA và HF2 = FA.FN

Mà HA = HB.

 \( \Rightarrow \frac{H{{B}^{2}}}{H{{F}^{2}}}=\frac{H{{A}^{2}}}{H{{F}^{2}}}=\frac{FA.NA}{FA.FN}=\frac{NA}{NF} \)

Vì AE // MN nên  \( \frac{EF}{MF}=\frac{FA}{NF} \) (hệ quả của định lí Talet)

 \( \Rightarrow \frac{H{{B}^{2}}}{H{{F}^{2}}}-\frac{EF}{MF}=\frac{NA}{NF}-\frac{FA}{NF}=\frac{NF}{NF}=1 \)

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các bài toán liên quan

Bài toán mới!

Không tìm thấy bài viết nào.

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 31213d2pw6 may not exist

Cho tam giác ABC có ba góc nhọn. Đường tròn (O) đường kính BC cắt các cạnh AB, AC lần lượt tại các điểm D và E. Gọi H là giao điểm của hai đường thẳng CD và BE

Cho tam giác ABC có ba góc nhọn. Đường tròn (O) đường kính BC cắt các cạnh AB, AC lần lượt tại các điểm D và E. Gọi H là giao điểm của hai đường thẳng CD và BE.

a) Chứng minh tứ giác ADHE nội tiếp trong một đường tròn. Xác định tâm I của đường tròn này.

b) Gọi M là giao điểm của AH và BC. Chứng minh CM.CB = CE.CA.

c) Chứng minh ID là tiếp tuyến của đường tròn (O).

d) Tính theo R diện tích của tam giác ABC, biết \( \widehat{ABC}={{45}^{O}} \), \( \widehat{ACB}={{60}^{O}} \) và BC = 2R.

Hướng dẫn giải:

Một số cách thường dùng để chứng minh tứ giác nội tiếp đường tròn:

+ Tứ giác có tổng hai góc đối bằng 180O (tổng hai góc đối bù nhau).

+ Tứ giác có bốn đỉnh cách đều một điểm (mà ta có thể xác định được). Điểm đó là tâm của đường tròn ngoại tiếp tứ giác.

+ Tứ giác đó là một trong các hình: hình chữ nhật, hình vuông, hình thang cân.

+ Tứ giác có tổng các góc đối bằng nhau.

a) Chứng minh tứ giác ADHE nội tiếp trong một đường tròn. Xác định tâm I của đường tròn này.

Ta có:  \( \widehat{BDC}={{90}^{O}} \) (chắn nửa đường tròn)

 \( \widehat{BEC}={{90}^{O}} \) (chắn nửa đường tròn)

Suy ra: \( \widehat{ADH}=\widehat{BDC}={{90}^{O}} \),  \( \widehat{AEH}=\widehat{BEC}={{90}^{O}} \)

Xét tứ giác ADHE có:

\(\widehat{ADH}+\widehat{AEH}={{90}^{O}}+{{90}^{O}}={{180}^{O}}\)

Tứ giác ADHE có hai góc đối bù nhau.

Vậy tứ giác ADHE nội tiếp trong một đường tròn.

Xét tam giác ADH và tam giác AEH có:

+ D nhìn cạnh AH dưới một góc 90O nên 3 điểm A, D, H cùng thuộc đường tròn tâm I là trung điểm cạnh AH.

+ E nhìn cạnh AH dưới một góc 90O nên 3 điểm A, E, H cùng thuộc đường tròn tâm I là trung điểm cạnh AH.

Vậy 4 điểm A, D, H, E cùng thuộc đường tròn tâm I là trung điểm cạnh AH.

b) Gọi M là giao điểm của AH và BC. Chứng minh CM.CB = CE.CA.

Xét hai tam giác CBE và CAM có:

 \( \widehat{ACM} \) là góc chung

 \( \widehat{AMC}=\widehat{BEC}={{90}^{O}} \) (cmt)

Suy ra  \( \Delta CBE\backsim \Delta CAM  \) (g – g)

 \( \Rightarrow \frac{CM}{CE}=\frac{CA}{CB}\Rightarrow CM.CB=CE.CA  \)

c) Chứng minh ID là tiếp tuyến của đường tròn (O).

Ta có:  \( \widehat{IDH}=\widehat{IHD} \) (do  \( \Delta ID  \)H cân tại I)    (1)

 \( \widehat{IHD}=\widehat{CHM} \) (đối đỉnh)      (2)

Mặt khác:  \( \widehat{ODC}=\widehat{OCD} \) (do  \( \Delta O DC \) cân tại O)   (3)

Ngoài ra, trong tam giác vuông MHC có:

 \( \widehat{CHM}+\widehat{MCH}={{90}^{O}} \)

Suy ra ID  \( \bot  \) DO.

Vậy ID là tiếp tuyến của (O).

d) Tính theo R diện tích của tam giác ABC, biết \( \widehat{ABC}={{45}^{O}} \), \( \widehat{ACB}={{60}^{O}} \) và BC = 2R.

Gọi BM = x  \( \Rightarrow CM=2R-x  \)

Xét  \( \Delta ABM  \) vuông tại M có:

 \( AM=BM.\tan \widehat{ABM}=x.\tan {{45}^{O}}=x  \)   (*)

Xét  \( \Delta ACM  \) vuông tại M có:

 \( AM=CM.\tan {{60}^{O}}=\left( 2R-x \right).\sqrt{3} \)   (**)

Từ (*) và (**), ta có:

 \( x=\left( 2R-x \right)\sqrt{3}\Rightarrow x=\left( 3-\sqrt{3} \right)R  \)

Vậy  \( AM=\left( 3-\sqrt{3} \right)R  \).

Suy ra diện tích tam giác ABC là:  \( S=\frac{1}{2}AM.BC=\frac{1}{2}\left( 3-\sqrt{3} \right)R.2R=\left( 3-\sqrt{3} \right){{R}^{2}} \) (đvdt)

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các bài toán liên quan

Bài toán mới!

Không tìm thấy bài viết nào.

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 31213d2pw6 may not exist

Cho đường tròn (O) đường kính AB. Vẽ tiếp tuyến Ax với đường tròn (O) với A là tiếp điểm. Qua điểm C thuộc tia Ax, vẽ đường thẳng cắt đường tròn (O) tại hai điểm D và E (D nằm giữa C và E; D và E nằm về hai phía của đường thẳng AB)

Cho đường tròn (O) đường kính AB. Vẽ tiếp tuyến Ax với đường tròn (O) với A là tiếp điểm. Qua điểm C thuộc tia Ax, vẽ đường thẳng cắt đường tròn (O) tại hai điểm D và E (D nằm giữa C và E; D và E nằm về hai phía của đường thẳng AB). Từ O vẽ OH vuông góc với đoạn thẳng DE tại H.

a) Chứng minh tứ giác AOHC nội tiếp.

b) Chứng minh AC.AE = AD.CE

c) Đường thẳng CO cắt tia BD, tia BE lần lượt tại M và N. Chứng minh AM // BN.

Hướng dẫn giải:

a) Chứng minh tứ giác AOHC nội tiếp.

xét tứ giác AOHC theo giả thiết ta có:  \( \widehat{OAC}=\widehat{OHC}={{90}^{O}} \)

 \( \Rightarrow \widehat{OAC}+\widehat{OHC}={{90}^{O}}+{{90}^{O}}={{180}^{O} }\)

 \( \Rightarrow  \) AOHC là tứ giác nội tiếp.

b) Chứng minh AC.AE = AD.CE

Xét  \( \Delta CAD  \) và  \( \Delta CEA  \) có  \( \widehat{C} \) là góc chung và  \( \widehat{CAD}=\widehat{CEA} \) (cùng bằng nửa số đo cung  \( \overset\frown{AD} \))

 \( \Rightarrow \Delta CAD\backsim \Delta CEA  \) (g – g)

 \( \Rightarrow \frac{AC}{CE}=\frac{AD}{AE}\Rightarrow AC.AE=AD.CE  \)

c) Đường thẳng CO cắt tia BD, tia BE lần lượt tại M và N. Chứng minh AM // BN.

Qua E kẻ đường thẳng song song với OC cắt BA, BD lần lượt tại I và F.

Ta có:  \( \widehat{IEH}=\widehat{HCO} \) (so le trong)

Mà tứ giác AOHC nội tiếp có:  \( \widehat{HCO}=\widehat{HAO}\Rightarrow \widehat{IEH}=\widehat{HAO} \)

 \( \Rightarrow  \) HAEI nội tiếp  \( \Rightarrow \widehat{IAE}=\widehat{IHE} \) mà  \( \widehat{IAE}=\widehat{BDE}\Rightarrow \widehat{IHE}=\widehat{BDE} \) mà hai góc này ở vị trí so le trong  \( \Rightarrow IH//DF  \).

Xét tam giác EFD có IH // DF và H là trung điểm của DE nên IH là đường trung bình của tam giác EDF

 \( \Rightarrow  \)I là trung điểm của EF.

Áp dụng định lí Talet cho các tam giác BOM và BON có: \( \left\{ \begin{align} & \frac{IF}{OM}=\frac{BI}{BO} \\ & \frac{IE}{ON}=\frac{BI}{BO} \\ \end{align} \right.\Rightarrow \frac{IF}{OM}=\frac{IE}{ON} \)

 mà IE = IF nên OM = ON.

Xét tứ giác AMBN có OA = OB và OM = ON nên AMBN là hình bình hành \( \Rightarrow  AM // BN \) (đpcm)

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các bài toán liên quan

Bài toán mới!

Không tìm thấy bài viết nào.

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 31213d2pw6 may not exist

Tam giác AMB cân tại M nội tiếp trong đường tròn (O;R). Kẻ MH vuông góc AB (\(H\in AB\)), MH cắt đường tròn tại N. Biết MA = 10 cm, AB = 12 cm

Tam giác AMB cân tại M nội tiếp trong đường tròn (O;R). Kẻ MH vuông góc AB (\(H\in AB\)), MH cắt đường tròn tại N. Biết MA = 10 cm, AB = 12 cm.

a) Tính MH và bán kính R của đường tròn.

b) Trên tia đối tia BA lấy điểm C. MC cắt đường tròn tại D, ND cắt AB tại E. Chứng minh tứ giác MDEH nội tiếp và chứng minh các hệ thức sau: NB2 = NE.ND và AC.BE = BC.AE.

c) Chứng minh NB tiếp xúc với đường tròn ngoại tiếp tam giác BDE.

Hướng dẫn giải:

a) Tính MH và bán kính R của đường tròn.

Theo tính chất đường kính và dây cung  \( \Rightarrow  \) H là trung điểm AB  \( \Rightarrow  \) AH = 6 cm.

 \( \Delta AMH  \) vuông tại H  \( \Rightarrow MH=\sqrt{A{{M}^{2}}-A{{H}^{2}}}=\sqrt{{{10}^{2}}-{{6}^{2}}}=8\text{ }cm  \)

 \( \Delta AMN  \) vuông tại A, đường cao AH

 \( \Rightarrow A{{H}^{2}}=HM.HN  \) \( \Rightarrow HN=\frac{A{{H}^{2}}}{MH}=\frac{36}{8}=4,5\text{ }cm \)

Bán kính \(R=\frac{MN}{2}=\frac{MH+HN}{2}=\frac{8+4,5}{2}=6,25\text{ }cm\)

b) Trên tia đối tia BA lấy điểm C. MC cắt đường tròn tại D, ND cắt AB tại E. Chứng minh tứ giác MDEH nội tiếp và chứng minh các hệ thức sau: NB2 = NE.ND và AC.BE = BC.AE.

 \( \widehat{MDN}={{90}^{O}} \) (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn), \(\widehat{MHE}={{90}^{O}}\) (MH \(\bot \) AB)

 \( \Rightarrow \widehat{MDE}+\widehat{MHE}={{180}^{O}} \) \( \Rightarrow \)  Tứ giác MDEH nội tiếp.

 \( \Delta NBE  \) và  \( \Delta NDB  \) có góc  \( \widehat{N} \) chung,  \( \widehat{NBE}=\widehat{NDB} \) (cùng chắn hai cung bằng nhau là cung  \( \overset\frown{NA},\overset\frown{NB} \) – tính chất đường kính và dây cung)

\(\Delta NBE\backsim \Delta NDB\)\(\Rightarrow \frac{NB}{ND}=\frac{NE}{NB}\Rightarrow N{{B}^{2}}=NE.ND\)

Ta có cung  \( \overset\frown{NA}=\overset\frown{NB} \) (tính chất đường kính và dây cung)

 \( \Rightarrow \widehat{ADE}=\widehat{EDB} \) \( \Rightarrow \)  DE là phân giác trong của  \( \Delta ABD  \).

Vì  \( ED\bot DC \)  \( \Rightarrow \) DC là phân giác ngoài  \( \Delta ABD  \)

 \( \Rightarrow \frac{DA}{DB}=\frac{EA}{EB}=\frac{CA}{CB}\Rightarrow AC.BE=BC.AE  \)

c) Chứng minh NB tiếp xúc với đường tròn ngoại tiếp tam giác BDE.

Kẻ EI // AM (I  \( \in  \) BM)  \( \Rightarrow \Delta AMB\backsim \Delta EIB  \) \( \Rightarrow \Delta EIB \)  cân tại I  \( \Rightarrow IE=IB  \).

Gọi (O’) là đường tròn tâm I ngoại tiếp  \( \Delta EBD  \).

Ta có NB  \( \bot  \) BM (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn tâm O)

 \( \Rightarrow BN\bot BI  \) \( \Rightarrow BN \)  là tiếp tuyến đường tròn (O’)

 \( \Rightarrow \widehat{EBN}=\widehat{EDB} \) (cùng chắn cung  \( \overset\frown{BE} \))

Mặt khác trên đường tròn (O),  \( \widehat{EBN}=\widehat{EDB} \) (cùng chắn hai cung bằng nhau  \( \overset\frown{NA},\overset\frown{NB} \))  \( \Rightarrow  \) D nằm trên đường tròn (O’).

 \( \Rightarrow  \) NB tiếp xúc với đường tròn ngoại tiếp  \( \Delta BDE  \).

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các bài toán liên quan

Bài toán mới!

Không tìm thấy bài viết nào.

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 31213d2pw6 may not exist

Cho đường tròn (O), đường kính AB. Trên tiếp tuyến của đường tròn (O) tại A lấy điểm M (M khác A). Từ M vẽ tiếp tuyến thứ hai MC với đường tròn (O) (C là tiếp điểm). Kẻ \( CH\bot AB \) ( \( H\in AB \)), MB cắt đường tròn (O) tại điểm thứ hai là K và cắt CH tại N

Cho đường tròn (O), đường kính AB. Trên tiếp tuyến của đường tròn (O) tại A lấy điểm M (M khác A). Từ M vẽ tiếp tuyến thứ hai MC với đường tròn (O) (C là tiếp điểm). Kẻ \( CH\bot AB  \) ( \( H\in AB  \)), MB cắt đường tròn (O) tại điểm thứ hai là K và cắt CH tại N. Chứng minh rằng:

a) Tứ giác AKNH nội tiếp trong một đường tròn;

b) AM2 = MK.MB;

c) \( \widehat{KAC}=\widehat{OMB} \)

d) N là trung điểm của CH.

Hướng dẫn giải:

a) Tứ giác AKNH nội tiếp trong một đường tròn;

Ta có:

 \( \widehat{AKB}={{90}^{O}} \) (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)

 \( \widehat{AHN}={{90}^{O}} \) (CH  \( \bot \)  AB)

 \( \Rightarrow \widehat{AKB}+\widehat{AHN}={{180}^{O}} \)

Vậy tứ giác AKNH nội tiếp được đường tròn

b) AM2 = MK.MB;

 \( \Delta ABM  \) vuông tại A có  \( AK\bot MB  \)

 \( \Rightarrow A{{M}^{2}}=MK.MB  \) (hệ thức lượng trong tam giác vuông)

c) \( \widehat{KAC}=\widehat{OMB} \)

Gọi I là giao điểm của AC và OM.

MA = MC (tính chất của 2 tiếp tuyến cắt nhau) và OA = OC = R.

 \( \Rightarrow  \) OM là đường trung trực của AC  \( \Rightarrow OM\bot AC  \)

Ta có:  \( \widehat{MIA}=\widehat{MKA}={{90}^{O}} \) nhìn đoạn MA.

 \( \Rightarrow  \) Tứ giác AMKI nội tiếp đường tròn đường kính MA

Trong đường tròn đường kính MA:  \( \widehat{KAI}=\widehat{KMI} \) (nội tiếp cùng chắn cung \( \overset\frown{IK} \))

 \( \Rightarrow \widehat{KAC}=\widehat{OMB} \)

d) N là trung điểm của CH.

 \( \widehat{ACB}={{90}^{O}} \) (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn) \( \Rightarrow BC\bot AC \)

 \( OM\bot AC  \) (cmt)

 \( \Rightarrow OM//BC\Rightarrow \widehat{AOM}=\widehat{HBC} \) (so le trong)

Xét  \( \Delta AOM  \) và  \( \Delta HBC  \)có:  \( \widehat{AOM}=\widehat{HBC} \) và  \( \widehat{OAM}=\widehat{BHC}={{90}^{O}} \)

\(\Rightarrow \Delta AOM\backsim \Delta HBC\) (g – g)

 \( \Rightarrow \frac{AM}{HC}=\frac{OA}{BH} \) \( \Rightarrow \text{H}C=\frac{AM.BH}{OA}=2.\frac{AM.BH}{AB} \) (1)

MA  \( \bot  \) AB và CH  \( \bot  \) AB  \( \Rightarrow CH//MA  \)

 \( \Delta ABM  \) có  \( CH//MA  \) (cmt)

 \( \Rightarrow \frac{BH}{BA}=\frac{HN}{AM} \) (hệ quả của định lí Tales)

\(\Rightarrow HN=\frac{AM.BH}{AB}\)   (2)

Từ (1) và (2) suy ra: \(HC=2HN\Rightarrow HN=\frac{HC}{2}\)

\(\Rightarrow \) N là trung điểm của CH.

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các bài toán liên quan

Bài toán mới!

Không tìm thấy bài viết nào.

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 31213d2pw6 may not exist

Cho đường tròn (O) và dây AB không đi qua tâm. Dây PQ của (O) vuông góc với AB tại H (HA>HB). Gọi M là hình chiếu vuông góc của Q trên PB; QM cắt AB tại K

Cho đường tròn (O) và dây AB không đi qua tâm. Dây PQ của (O) vuông góc với AB tại H (HA > HB). Gọi M là hình chiếu vuông góc của Q trên PB; QM cắt AB tại K.

a) Chứng minh tứ giác BHQM nội tiếp và BQ > HM.

b) Chứng minh tam giác QAK cân.

c) Tia MH cắt AP tại N, từ N kẻ đường thẳng song song với AK, đường thẳng cắt QB tại I. Chứng minh ba điểm P, I, K thẳng hàng.

Hướng dẫn giải:

a) Chứng minh tứ giác BHQM nội tiếp và BQ > HM.

Ta có:  \( \widehat{BHQ}={{90}^{O}} \) (gt);  \( \widehat{BMQ}={{90}^{O}} \) (gt)

Nên  \( \widehat{BHQ}+\widehat{BMQ}={{180}^{O}} \), suy ra tứ giác BHQM nội tiếp (vì có tổng 2 góc đối với 180O)

Gọi đường tròn ngoại tiếp tứ giác BHQM và (BHQM).

Ta có  \( \widehat{HBM}>{{90}^{O}} \) (vì là góc ngoài của  \( \Delta PHB  \) vuông). Mà  \( \widehat{HBM} \) là góc nội tiếp của (BHQM) nên suy ra dây HM không là đường kính của (BHQM).

Ta có:  \( \widehat{QHB}={{90}^{O}} \) (cmt)

Mà  \( \widehat{HQB} \) là góc nội tiếp của (BHQM) nên suy ra BQ là đường kính của (BHQM).

Xét đường tròn ngoại tiếp tứ giác BHQM có BQ là đường kính, HM là dây không đi qua tâm nên suy ra BQ > HM (đpcm)

b) Chứng minh tam giác QAK cân.

Ta có tứ giác BHQM nội tiếp (cmt) suy ra  \( \widehat{HQM}=\widehat{HBP} \) (tính chất góc ngoài)

Mà  \( \widehat{ABP}=\widehat{AQP} \) (góc nội tiếp cùng chắn cung  \( \overset\frown{AP} \) của (O)) suy ra  \( \widehat{HQM}=\widehat{HQA} \)

 \( \Rightarrow  \)QH là tia phân giác của góc  \( \widehat{AKQ} \).

 \( \Delta QAK  \) có QH vừa là đường cao, vừa là phân giác nên  \( \Delta QAK  \) cân tại Q.

c) Tia MH cắt AP tại N, từ N kẻ đường thẳng song song với AK, đường thẳng cắt QB tại I. Chứng minh ba điểm P, I, K thẳng hàng.

Chỉ ra  \( \widehat{NAQ}=\widehat{QBM}=\widehat{QHM}=\widehat{PHN} \)

 \( \Rightarrow  \)Tứ giác ANHQ nội tiếp  \( \Rightarrow \widehat{ANQ}={{90}^{O}} \)

Chỉ ra \(\widehat{PNI}=\widehat{PAB}=\widehat{PQB}\)

\(\Rightarrow \) Tứ giác PNQB nội tiếp  \( \Rightarrow \widehat{PIQ}={{90}^{O}}\Rightarrow PI\bot QB  \)

Chỉ ra B là trọng tâm  \( \Delta QPK  \) \( \Rightarrow PK\bot QB \)

Qua điểm P ở ngoài đường thẳng QB có PI và PK cùng vuông góc với QB nên suy ra P, I, K thẳng hàng.

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các bài toán liên quan

Bài toán mới!

Không tìm thấy bài viết nào.

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 31213d2pw6 may not exist

Cho đường tròn (O) và điểm A nằm ngoài đường tròn (O). Từ A kẻ hai tiếp tuyến AB, AC với đường tròn (O) (B và C là các tiếp điểm). Đường thẳng CO cắt đường tròn (O) tại điểm thứ hai là D; đường thẳng AD cắt đường tròn (O) tại điểm thứ hai là E; đường thẳng BE cắt AO tại F; H là giao điểm của AO và BC

Cho đường tròn (O) và điểm A nằm ngoài đường tròn (O). Từ A kẻ hai tiếp tuyến AB, AC với đường tròn (O) (B và C là các tiếp điểm). Đường thẳng CO cắt đường tròn (O) tại điểm thứ hai là D; đường thẳng AD cắt đường tròn (O) tại điểm thứ hai là E; đường thẳng BE cắt AO tại F; H là giao điểm của AO và BC.

a) Chứng minh: AE.AD = AH.AO = AB2 và chứng minh: tứ giác ODEH nội tiếp đường tròn.

b) Chứng minh: HE vuông góc với BF.

c) Chứng minh: \( \frac{H{{C}^{2}}}{A{{F}^{2}}-E{{F}^{2}}}-\frac{DE}{AE}=1 \)

Hướng dẫn giải:

a) Chứng minh: AE.AD = AH.AO = AB2 và chứng minh: tứ giác ODEH nội tiếp đường tròn.

Chỉ ra được  \( AE.AD=A{{B}^{2}} \)

Chỉ ra được  \( AH.AO=A{{B}^{2}} \)

 \( \Rightarrow AE.AD=AH.AO=A{{B}^{2}} \)

 \( \Rightarrow \Delta AHE\backsim \Delta ADO  \)

 \( \Rightarrow \widehat{EHA}=\widehat{ADO} \)

Kết luận được tứ giác ODEH nội tiếp đường tròn

b) Chứng minh: HE vuông góc với BF.

Tứ giác ODEH nội tiếp  \( \Rightarrow \widehat{HED}+\widehat{HOD}={{180}^{O}} \)

Chứng minh BD // AO  \( \Rightarrow \widehat{BDO}+\widehat{HOD}={{180}^{O}} \)  \( \Rightarrow \widehat{BDO}=\widehat{HED} \)

Tam giác BCD vuông tại B  \( \Rightarrow \widehat{BDC}+\widehat{BCD}={{90}^{O}} \)

Chỉ ra  \( \widehat{BCD}=\widehat{BED} \) (hai góc nội tiếp cùng chắn  \( \overset\frown{BD} \))

\(\Rightarrow \widehat{HED}+\widehat{BED}={{90}^{O}}\Rightarrow \widehat{HEB}={{90}^{O}}\) \(\Rightarrow HE\bot BF\) tại E

c) Chứng minh: \( \frac{H{{C}^{2}}}{A{{F}^{2}}-E{{F}^{2}}}-\frac{DE}{AE}=1 \)

Chứng minh  \( H{{F}^{2}}=FE.FB  \),  \( A{{F}^{2}}=FE.FB  \)  \( \Rightarrow H{{F}^{2}}=A{{F}^{2}} \)

Chứng minh  \( H{{C}^{2}}=H{{B}^{2}}=BE.BF  \)

 \( \Rightarrow A{{F}^{2}}-E{{F}^{2}}=H{{F}^{2}}-E{{F}^{2}}=H{{E}^{2}}=EB.EF  \)

 \( \Rightarrow \frac{H{{C}^{2}}}{A{{F}^{2}}-E{{F}^{2}}}=\frac{BE.BF}{BE.EF}=\frac{BF}{EF} \)

Chứng minh  \( \Delta BDE\backsim \Delta FAE  \)  \( \Rightarrow \frac{DE}{AE}=\frac{BE}{EF} \)

 \( \Rightarrow \frac{H{{C}^{2}}}{A{{F}^{2}}-E{{F}^{2}}}-\frac{DE}{AE}=\frac{BF}{EF}-\frac{BE}{EF}=\frac{BF-BE}{EF}=\frac{EF}{EF}=1 \)

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các bài toán liên quan

Bài toán mới!

Không tìm thấy bài viết nào.

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 31213d2pw6 may not exist

Cho đường tròn (O) đường kính AB cố định, điểm I nằm giữa A và O sao cho AI=2/3AO . Kẻ dây cung MN vuông góc với AB tại I, gọi C là điểm tùy ý thuộc cung lớn MN sao cho C không trùng với M, N và B. Nối AC cắt MN tại E

Cho đường tròn (O) đường kính AB cố định, điểm I nằm giữa A và O sao cho \( AI=\frac{2}{3}AO  \). Kẻ dây cung MN vuông góc với AB tại I, gọi C là điểm tùy ý thuộc cung lớn MN sao cho C không trùng với M, N và B. Nối AC cắt MN tại E.

a) Chứng minh 4 điểm I, E, C, B cùng thuộc một đường tròn.

b) Chứng minh hai tam giác AME và ACM đồng dạng.

c) Chứng minh AE.AC – AI.IB = AI2.

d) Hãy xác định vị trí của điểm C sao cho khoảng cách từ N đến tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác CME là nhỏ nhất?

Hướng dẫn giải:

a) Chứng minh 4 điểm I, E, C, B cùng thuộc một đường tròn.

Ta có  \( \widehat{EIB}=\widehat{ECB}={{90}^{O}} \)

Nên tứ giác EIBC là tứ giác nội tiếp (tứ giác có tổng 2 góc đối bằng 180O)

Do đó, 4 điểm I, E, C, B cùng thuộc một đường tròn.

b) Chứng minh hai tam giác AME và ACM đồng dạng.

vì MN  \( \bot  \) AB và AB là đường kính của (O) nên A là điểm chính giữa của cung  \( \overset\frown{MN} \) nhỏ nhất hay  \( \overset\frown{AM}=\overset\frown{AN} \)

Suy ra  \( \widehat{AME}=\widehat{MCA} \) (vì hai góc nội tiếp của (O) chắn hai cung bằng nhau)

Do đó,  \( \Delta AME\backsim \Delta ACM  \)   (g – g) (1)

c) Chứng minh AE.AC – AI.IB = AI2.

Từ (1) suy ra  \( \frac{AE}{AM}=\frac{AM}{AC}\Rightarrow AE.AC=A{{M}^{2}} \)  (2)

Tam giác AMB vuông tại M, có MI là đường cao nên  \( AI.IB=M{{I}^{2}} \)   (3)

Từ (2) và (3) suy ra \(AE.AC-AI.IB=A{{M}^{2}}-M{{I}^{2}}=A{{I}^{2}}\)

d) Hãy xác định vị trí của điểm C sao cho khoảng cách từ N đến tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác CME là nhỏ nhất?

Gọi O’ là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác CME.

Theo ý b) ta có  \( \widehat{AME}=\widehat{MCE} \)

Mà  \( sd\widehat{MCE}=sd\frac{\overset\frown{ME}}{2} \) ( \( \overset\frown{ME} \) là cung trên (O’)). Do đó  \( sd\widehat{AME}=sd\frac{\overset\frown{ME}}{2} \)

Suy ra AM là tiếp tuyến của đường tròn (O’) (theo định lí đảo về góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung).

Mà MA  \( \bot  \) MB nên  \( O’\in MB  \)

Gọi H là hình chiếu vuông góc của N lên MB.

Ta có:  \( NO’\ge NH  \) nên NO’ nhỏ nhất khi  \( O’\equiv H  \)

Khi đó C là giao điểm thứ hai của hai đường tròn (O) và (H;HM)

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các bài toán liên quan

Bài toán mới!

Không tìm thấy bài viết nào.

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 31213d2pw6 may not exist

Cho tam giác ABC vuông tại A (AB < AC), lấy điểm M thuộc cạnh AC. Vẽ đường tròn (O) đường kính MC cắt BC tại E, BM cắt (O) tại N, AN cắt (O) tại D, ED cắt AC tại H

Cho tam giác ABC vuông tại A (AB < AC), lấy điểm M thuộc cạnh AC. Vẽ đường tròn (O) đường kính MC cắt BC tại E, BM cắt (O) tại N, AN cắt (O) tại D, ED cắt AC tại H.

a) Chứng minh tứ giác BANC nội tiếp.

b) Chứng minh AB // DE và MH.HC = EH2.

c) Chứng minh M cách đều ba cạnh của tam giác ANE.

d) Lấy I đối xứng với M qua A, lấy K đối xứng với M qua E. Tìm vị trí của M để đường tròn ngoại tiếp tam giác BIK có bán kính nhỏ nhất?

Hướng dẫn giải:

a) Chứng minh tứ giác BANC nội tiếp.

Ta có:  \( \widehat{MNC}={{90}^{O}} \) (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn (O))

Lại có  \( \widehat{BAC}={{90}^{O}} \) (gt)

Do đó tứ giác BANC là tứ giác nội tiếp (tứ giác có hai đỉnh kề nhau nhìn cạnh đối diện các góc bằng nhau)

b) Chứng minh AB // DE và MH.HC = EH2.

Theo câu a) tứ giác BANC là tứ giác nội tiếp nên  \( \widehat{DNC}=\widehat{ABC} \)  (1)

Lại có  \( \widehat{DNC}=\widehat{DEC} \)   (2) (hai góc nội tiếp cùng chắn  \( \overset\frown{CD} \) của (O))

Từ (1), (2) suy ra  \( \widehat{ABC}=\widehat{DEC} \), suy ra AB // DE (có hai góc ở vị trí đồng vị bằng nhau)

Vì AB // DE mà AB  \( \bot  \) AC nên DE  \( \bot  \) AC hay EH  \( \bot  \) MC.

Mà tam giác MEC vuộng tại  E nên  \( MH.HC=E{{H}^{2}} \) (hệ thực lượng trong tam giác vuông)

c) Chứng minh M cách đều ba cạnh của tam giác ANE.

Ta có:  \( \widehat{ANB}=\widehat{ACB} \)   (3) (hai góc nội tiếp cùng chắn  \( \overset\frown{AB} \) của đường tròn ngoại tiếp tứ giác BANC)

Và  \( \widehat{MNE}=\widehat{MCE} \)  (4) (hai góc nội tiếp cùng chắn \( \overset\frown{ME} \) của (O))

Từ (3), (4) ta được  \( \widehat{ANB}=\widehat{MNE} \) hay NM là phân giác của  \( \widehat{ANE} \)  (5)

Ta có: MC  \( \bot  \) DE mà MC là đường kính của (O) nên H là trung điểm của DE.

Từ đó ta có  \( \Delta ADE  \) cân tại A (tam giác có đường cao đồng thời là đường trung tuyến)

Suy ra AH cũng là phân giác của \(\widehat{EAD}\) trong \(\Delta ADE\)

Hay AM là phân giác của  \( \widehat{NAE} \)   (6)

Từ (5), (6) suy ra M là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ANE hay M cách đều ba cạnh của tam giác ANE.

d) Lấy I đối xứng với M qua A, lấy K đối xứng với M qua E. Tìm vị trí của M để đường tròn ngoại tiếp tam giác BIK có bán kính nhỏ nhất?

Ta có:  \( \widehat{IBA}=\widehat{MBA} \) (vì  \( \Delta BAI=\Delta BAM  \))

 \( \widehat{MBE}=\widehat{KBE} \)  (vì  \( \Delta BEM=\Delta BEK  \))

Do đó:  \( \widehat{IBK}+\widehat{ICK}=2\widehat{ABM}+2\widehat{MBC}+2\widehat{ACB} \)  \( =2\left( \widehat{ABM}+\widehat{MBC}+\widehat{ACB} \right)=2\left( \widehat{ABC}+\widehat{ACB} \right)={{2.90}^{O}}={{180}^{O}} \)

Suy ra tứ giác IBKC nội tiếp (Tứ giác có tổng hai góc đối bằng 180O)

Hai đường tròn ngoại tiếp tam giác IBK đi qua C.

Gọi O’ là tâm của đường tròn ngoại tiếp giao tuyến IBK và gọi J là trung điểm của BC.

Thì O’J  \( \bot  \) BC (định lí về đường kính và dây cung)

Ta có:  \( O’C\ge JC \) , JC không đổi

Do đó O’C nhỏ nhất khi  \( O’\equiv J  \)

Khi đó O’C = O’I = O’A = JA = JC

Suy ra  \( I\equiv A  \) hay  \( M\equiv A  \)

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các bài toán liên quan

Bài toán mới!

Không tìm thấy bài viết nào.

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 31213d2pw6 may not exist

Cho tam giác ABC cân tại A, BC = 6, nội tiếp đường tròn (O) đường kính AA’. M là trung điểm của BC. A’M = 2

Cho tam giác ABC cân tại A, BC = 6, nội tiếp đường tròn (O) đường kính AA’. M là trung điểm của BC. A’M = 2.

a) Tính bán kính của (O).

b) Kẻ đường kính CC’, \( AK\bot CC’ \) \( \left( K\in CC’ \right) \). Tứ giác AKMC là hình gì? Vì sao?

c) Quay tam giác ABC một vòng quanh trục AM. Tính diện tích xung quanh của hình được tạo thành.

Hướng dẫn giải:

a) Tính bán kính của (O).

Tam giác ABC cân tại A, M là trung điểm BC  \( \Rightarrow AM\bot BC  \)

Mặt khác, BC là dây cung  \( \Rightarrow OM\bot BC  \).

Do đó, A, O, M, A’ thẳng hàng.

Gọi bán kính của đường tròn (O) bằng R.

Ta có:  \( OM=R-MA’=R-2 \)

Xét tam giác OMB vuông tại M có:

 \( O{{B}^{2}}=O{{M}^{2}}+M{{B}^{2}}\Leftrightarrow {{R}^{2}}={{\left( R-2 \right)}^{2}}+{{3}^{2}} \)

 \( \Leftrightarrow {{R}^{2}}={{R}^{2}}-4R+4+9\Leftrightarrow R=\frac{13}{4} \)

b) Kẻ đường kính CC’, \( AK\bot CC’ \) \( \left( K\in CC’ \right) \). Tứ giác AKMC là hình gì? Vì sao?

Ta có:  \( \widehat{AKC}=\widehat{AMC}={{90}^{O}} \)  \( \Rightarrow  \) Tứ giác AKMC nội tiếp  \( \widehat{CAO}=\widehat{CKM} \) (cùng chắn cung  \( \overset\frown{MC} \))

Mặt khác,  \( \widehat{CAO}=\widehat{OCA} \) (do tam giác OAC cân tại O)

 \( \widehat{CKM}=\widehat{OCA} \) (cùng  \( =\widehat{CAO} \)), mà hai góc này ở vị trí so le trong  \( \Rightarrow MK//AC  \)

Do đó tứ giác AKMC là hình thang.

Ta lại có  \( \widehat{KAM}=\widehat{KCM} \) (cùng chắn cung  \( \overset\frown{KM} \))

Suy ra  \( \widehat{KAM}+\widehat{OAC}=\widehat{KCM}+\widehat{OCA} \)  \( \Rightarrow \widehat{KAC}=\widehat{MCA} \)

Do đó hình thang AKMC có hai góc ở đáy bằng nhau nên là hình thang cân.

c) Quay tam giác ABC một vòng quanh trục AM. Tính diện tích xung quanh của hình được tạo thành.

Khi quay tam giác ABC quanh trục AM ta được hình sinh ra là hình nón.

Trong đó bán kính đáy BM = 3; AB là đường sinh; AM là chiều cao của hình nón.

Ta có:  \( AB=\sqrt{B{{M}^{2}}+A{{M}^{2}}}=\sqrt{{{3}^{2}}+{{\left( AA’-MA’ \right)}^{2}}}=\sqrt{9-{{\left( 2.\frac{14}{4}-2 \right)}^{2}}}=\sqrt{34} \)

Diện tích xung quanh của hình nón là  \( {{S}_{xq}}=\pi r\ell =\pi .3.\sqrt{34}=3\pi \sqrt{34} \)

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các bài toán liên quan

Bài toán mới!

Không tìm thấy bài viết nào.

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 31213d2pw6 may not exist

Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn đường kính AD. Đường chéo AC và BD cắt nhau tại E. Gọi F là hình chiếu của E trên AD. Đường thẳng CF cắt đường tròn tại điểm thứ hai là M (M khác C). Gọi N là giao điểm của BD và CF

Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn đường kính AD. Đường chéo AC và BD cắt nhau tại E. Gọi F là hình chiếu của E trên AD. Đường thẳng CF cắt đường tròn tại điểm thứ hai là M (M khác C). Gọi N là giao điểm của BD và CF.

a) Chứng minh tứ giác ABEF và tứ giác CDFE là các tứ giác nội tiếp.

b) Chứng minh FA là tia phân giác của góc \( \widehat{BFM} \) và BE.DN = EN.BD.

c) Gọi K là trung điểm của DE. Chứng minh tứ giác BCKF nội tiếp.

Hướng dẫn giải:

a) Chứng minh tứ giác ABEF và tứ giác CDFE là các tứ giác nội tiếp.

Tứ giác ABEF có  \( \widehat{ABE}+\widehat{AFE}={{180}^{O}} \).

Mà 2 góc là hai góc đối nhau nên tứ giác ABEF nội tiếp trong một đường tròn.

Chứng minh tương tự ta được tứ giác CDFE nội tiếp.

b) Chứng minh FA là tia phân giác của góc \( \widehat{BFM} \) và BE.DN = EN.BD.

Xét đường tròn ngoại tiếp tứ giác ABEF có  \( \widehat{AEB}=\widehat{AFB} \) (1)

Xét đường tròn ngoại tiếp tứ giác CDFE có  \( \widehat{CFD}=\widehat{CED} \) (2)

 \( \widehat{AEB}=\widehat{CED} \) (hai góc đối đỉnh) (3)

 \( \widehat{AFM}=\widehat{CFD} \) (hai góc đối  đỉnh) (4)

Từ (1), (2), (3), (4)  \( \Rightarrow \widehat{BFA}=\widehat{MFA} \)

 \( \Rightarrow  \)FA là tia phân giác của góc  \( \widehat{BFM} \)

Chứng minh CE là phân giác của  \( \widehat{BCK} \)

 \( \Rightarrow \frac{BE}{NE}=\frac{BC}{NC} \)  (5)

Chứng minh CD là phân giác góc ngoài tại C của  \( \Delta BCN  \)

 \( \Rightarrow \frac{BD}{ND}=\frac{BC}{NC} \)   (6)

Từ (5) và (6), suy ra:  \( \frac{BE}{NE}=\frac{BD}{ND} \)  \( \Rightarrow BE.DN=BD.EN  \)

c) Gọi K là trung điểm của DE. Chứng minh tứ giác BCKF nội tiếp.

Chứng minh  \( \Delta KFD  \) cân tại K  \( \Rightarrow \widehat{BKF}=2\widehat{BDF} \)  (7)

Ta có:  \( \widehat{BCF}=2\widehat{BCA} \)   (8)

Trong (O) có  \( \widehat{BCA}=\widehat{BDF} \)   (9)

Từ (7), (8), (9) suy ra:  \( \widehat{BKF}=\widehat{BCF} \)

Suy ra tứ giác BCKF nội tiếp

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các bài toán liên quan

Bài toán mới!

Không tìm thấy bài viết nào.

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 31213d2pw6 may not exist

Cho nửa đường tròn (O; R), đường kính AB. Trên nửa đường tròn đó lấy điểm C (CA < CB). Hạ CH vuông góc với AB tại H. Đường tròn đường kính CH cắt AC và BC theo thứ tự tại M, N

Cho nửa đường tròn (O; R), đường kính AB. Trên nửa đường tròn đó lấy điểm C (CA < CB). Hạ CH vuông góc với AB tại H. Đường tròn đường kính CH cắt AC và BC theo thứ tự tại M, N.

a) Chứng minh tứ giác HMCN là hình chữ nhật.

b) Chứng minh tứ giác AMNB nội tiếp.

c) Tia NM cắt tia BA tại K, lấy điểm Q đối xứng với H qua K. Chứng minh QC là tiếp tuyến của đường tròn (O; R).

d) Tính bán kính của đường tròn ngoại tiếp tứ giác AMNB trong trường hợp AC = R

Hướng dẫn giải:

a) Chứng minh tứ giác HMCN là hình chữ nhật.

 \( \widehat{CMH}=\widehat{CNH}=\widehat{MCN}={{90}^{O}} \)

Vậy tứ giác HMCN là hình chữ nhật.

b) Chứng minh tứ giác AMNB nội tiếp.

Xét  \( \Delta CAH  \) vuông tại H, đường cao HM.

 \( \Rightarrow CM.CA=C{{H}^{2}} \) (hệ thức lượng trong tam giác vuông)   (1)

Tương tự ta có:  \( CN.CB=C{{H}^{2}} \)  (2)

Từ (1) và (2), ta có:  \( CM.CA=CN.CB\Rightarrow \frac{CM}{CB}=\frac{CN}{CA} \)

Chứng minh  \( \Delta CMN\backsim \Delta CBA  \)  (c – g – c)

 \( \Rightarrow \widehat{CMN}=\widehat{CBA} \) (Hai góc tương ứng)

 \( \Rightarrow \widehat{AMN}+\widehat{CBA}={{180}^{O}} \)

Xét tứ giác AMNB, ta có:

 \( \widehat{AMN}+\widehat{CBA}={{180}^{O}} \)

 \( \Rightarrow  \) Tứ giác AMNB nội tiếp (dấu hiệu nhận biết tứ giác nội tiếp)

c) Tia NM cắt tia BA tại K, lấy điểm Q đối xứng với H qua K. Chứng minh QC là tiếp tuyến của đường tròn (O; R).

Gọi giao điểm của MN và OC là E, giao điểm của CH và MN là I

 \( \widehat{OCM}+\widehat{CME}=\widehat{OAC}+\widehat{CBA}={{90}^{O}} \)

 \( \Rightarrow \widehat{CEM}={{90}^{O}}\Rightarrow OC\bot MN  \)

Ta đi chứng minh MN // QC

Vì tứ giác CMHN là hình chữ nhật

 \( \Rightarrow  \)I là trung điểm cùa CH

Xét tam giác QHC:

I là trung điểm CH

K là trung điểm của QH

 \( \Rightarrow  \) KI là đường trung bình của tam giác CHQ

 \( \Rightarrow  \) MN // QC

Ta có: MN // QC và OC  \( \bot  \) MN

 \( \Rightarrow  \) QC  \( \bot  \) OC

Hay QC là tiếp tuyến của (O)

d) Tính bán kính của đường tròn ngoại tiếp tứ giác AMNB trong trường hợp AC = R.

Gọi O’ là tâm đường tròn ngoại tiếp tứ giác AMNB

Ta có: OO’ là đường trung trực của đoạn AB nên OO’  \( \bot  \) AB

Mà CI  \( \bot  \) AB nên CI // OO’

Chứng minh tương tự, ta có: OC // IO’

 \( \Rightarrow  \)CIO’O là hình bình hành.

Suy ra OO’ = CI

\(BC=R\sqrt{3}\)

\(AC.BC=CH.AB\Rightarrow R.R\sqrt{3}=CH.2R\)

\(CH=\frac{R\sqrt{3}}{2}\Rightarrow CI=\frac{R\sqrt{3}}{4}\)

Xét tam giác OBO’ vuông tại O

 \( O’B=\sqrt{\frac{3{{R}^{2}}}{16}+{{R}^{2}}}=\frac{R\sqrt{19}}{4} \)

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các bài toán liên quan

Bài toán mới!

Không tìm thấy bài viết nào.

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 31213d2pw6 may not exist

Cho đường tròn (O; R) đường kính Gọi E và D là hai điểm thuộc cung AB của đường tròn (O) sao cho E thuộc cung AD; AE cắt BD tại C; AD cắt BE tại H; CH cắt AB tại F.

Cho đường tròn (O; R) đường kính Gọi E và D là hai điểm thuộc cung AB của đường tròn (O) sao cho E thuộc cung AD; AE cắt BD tại C; AD cắt BE tại H; CH cắt AB tại F.

a) Chứng minh tứ giác CDHE là tứ giác nội tiếp.

b) Chứng minh: AE.AC = AF.AB.

c) Trên tia đối của tia FD lấy điểm Q sao cho FQ = FE. Tính \( \widehat{AQB} \).

d) M, N lần lượt là hình chiếu của A và B trên đường thẳng DE. Chứng minh rằng: MN = FE + FD

Hướng dẫn giải:

a) Chứng minh tứ giác CDHE là tứ giác nội tiếp.

Chứng minh:  \( \widehat{CEH}+\widehat{CDH}={{180}^{O}} \)

Xét tứ giác CEHD:

 \( \widehat{CEH}+\widehat{CDH}={{180}^{O}} \) (cmt)

Mà  \( \widehat{CEH} \) và  \( \widehat{CDH} \) là hai góc đối nhau

Suy ra tứ giác CDHE là tứ giác nội tiếp

b) Chứng minh: AE.AC = AF.AB.

Chứng minh AD  \( \bot  \) BC; BE  \( \bot  \) AC.

Chứng minh H là trực tâm  \( \Delta ABC  \) suy ra  \( CF\bot AB  \).

Xét  \( \Delta AEB  \) và  \( \Delta AFC  \), ta có:

 \( \widehat{CAB} \) chung

 \( \widehat{AEB}=\widehat{AFC}={{90}^{O}} \)

 \( \Delta AEB\backsim \Delta AFC  \) (g – g)

 \( \Rightarrow \frac{AE}{AF}=\frac{AB}{AC} \) \( \Rightarrow AE.AC=AF.AB \)  (đpcm)

c) Trên tia đối của tia FD lấy điểm Q sao cho FQ = FE. Tính \( \widehat{AQB} \).

Chứng minh:  \( \widehat{EFH}=\widehat{DFH} \)

Chứng minh:  \( \widehat{AFQ}=\widehat{AFE} \) suy ra FA là phân giác của  \( \widehat{EFQ} \)

Chứng minh  \( \Delta EFQ  \) cân tại F; FA là trung trực của EQ suy ra OE = OQ

Q thuộc (O) suy ra  \( \widehat{AQB}={{90}^{O}} \)

d) M, N lần lượt là hình chiếu của A và B trên đường thẳng DE. Chứng minh rằng: MN = FE + FD

BN cắt (O) tại K. Chứng minh cung  \( \overset\frown{AQ}=\overset\frown{AE}=\overset\frown{DK} \)

Chứng minh tứ giác ADKQ là hình thang cân  \( \Rightarrow AK=DQ  \)

Chứng minh tứ giác AMNK là hình chữ nhật

Suy ra MN = FE + FD

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các bài toán liên quan

Bài toán mới!

Không tìm thấy bài viết nào.

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 31213d2pw6 may not exist

Cho (O; R) đường kính AB cố định. Dây CD di động vuông góc với AB tại điểm H nằm giữa hai điểm A và O. Lấy điểm F thuộc cung AC nhỏ; BF cắt CD tại E; AF cắt tia CD tại I

Cho (O; R) đường kính AB cố định. Dây CD di động vuông góc với AB tại điểm H nằm giữa hai điểm A và O. Lấy điểm F thuộc cung AC nhỏ; BF cắt CD tại E; AF cắt tia CD tại I.

a) Chứng minh rằng tứ giác AHEF là tứ giác nội tiếp.

b) Chứng minh rằng HA.HB = HE.HI

c) Đường tròn ngoại tiếp \( \Delta IEF \) cắt AE tại điểm thứ hai M. Chứng minh: M thuộc (O; R).

d) Tìm vị trí của H trên OA để \( \Delta OHD \) có chu vi lớn nhất.

Hướng dẫn giải:

a) Chứng minh rằng tứ giác AHEF là tứ giác nội tiếp.

Xét (O): \(\widehat{AFB}={{90}^{O}}\) (giá trị nguyên chắn nửa đường tròn)

Mà  \( \widehat{AHE}={{90}^{O}} \) (CD  \( \bot  \) AB tại H)  \( \Rightarrow \widehat{AFE}+\widehat{AHE}={{180}^{O}} \)

Xét tứ giác AHEF:

 \( \widehat{AFE}+\widehat{AHE}={{180}^{O}} \) (cmt)

Mà  \( \widehat{AFE} \) và  \( \widehat{AHE} \) là hai góc đối nhau

Suy ra tứ giác AHEF là tứ giác nội tiếp

b) Chứng minh rằng HA.HB = HE.HI

Chứng minh  \( \widehat{AIH}=\widehat{HBE} \) (cùng phụ  \( \widehat{BAI} \))

Xét  \( \Delta HBE  \) và  \( \Delta HIA  \):

 \( \widehat{AHI}=\widehat{EHB}={{90}^{O}} \)

 \( \Rightarrow \Delta HBE\backsim \Delta HIA  \) (g-g)

 \( \Rightarrow \frac{HB}{HI}=\frac{HE}{HA} \)  \( \Rightarrow HA.HB=HE.HI  \) (đpcm)

c) Đường tròn ngoại tiếp \( \Delta IEF \) cắt AE tại điểm thứ hai M. Chứng minh: M thuộc (O; R).

Gọi (O’) là đường tròn ngoại tiếp  \( \Delta IEF  \). Vì  \( \Delta IEF  \) vuông tại F nên O’ là trung điểm IE.

Xét (O’): \(\widehat{FIE}=\widehat{FME}\) (2 góc nội tiếp chắn cung \(\overset\frown{FE}\))

Mà  \( \widehat{FIE}=\widehat{ABF} \) (cmt)

 \( \Rightarrow \widehat{FMA}=\widehat{FBA}\left( =\widehat{FME} \right) \)

Xét tứ giác AFMB, ta có:

 \( \widehat{FMA}=\widehat{FBA} \) (cmt)

Mà M và B là hai đỉnh kề nhau

 \( \Rightarrow  \)Tứ giác AFMB là tứ giác nội tiếp

 \( \Rightarrow  \) A, F, M, B cùng thuộc một đường tròn. Mà A, F, B thuộc (O) nên  \( M\in \left( O \right) \)

d) Tìm vị trí của H trên OA để \( \Delta OHD \) có chu vi lớn nhất.

Ta có: Chu vi  \( {{C}_{\Delta OHD}}=OH+OD+HD=\left( OH+HD \right)+R  \)

 \( {{\left( OH+HD \right)}^{2}}=O{{H}^{2}}+H{{D}^{2}}+2OH.HD={{R}^{2}}+2OH.HD  \)

Ta có:  \( O{{H}^{2}}+H{{D}^{2}}\overset{\text{Cosi}}{\mathop{\ge }}\,2\sqrt{O{{H}^{2}}.H{{D}^{2}}}=2OH.HD  \)

 \( \Leftrightarrow 2OH.HD\le {{R}^{2}}\Leftrightarrow {{\left( OH+HD \right)}^{2}}\le 2{{R}^{2}} \) \( \Leftrightarrow OH+HD\le R\sqrt{2} \)

Chu vi:  \( {{C}_{\Delta OHD}}\le R\sqrt{2}+R  \) \( \Rightarrow {{\left( {{C}_{\Delta OHD}} \right)}_{\max }}=R\sqrt{2}+R\Leftrightarrow OH=OD \)

 \( \Leftrightarrow \Delta OHD  \)vuông cân tại H  \( \Leftrightarrow  \)H thuộc OA thỏa mãn  \( OH=\frac{\sqrt{2}}{2}R  \)

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các bài toán liên quan

Bài toán mới!

Không tìm thấy bài viết nào.

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 31213d2pw6 may not exist

Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O; R), đường kính BC (AB > AC). Từ A kẻ tiếp tuyến với đường tròn (O) cắt tia BC tại M. Kẻ dây AD vuông góc với BC tại H

Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O; R), đường kính BC (AB > AC). Từ A kẻ tiếp tuyến với đường tròn (O) cắt tia BC tại M. Kẻ dây AD vuông góc với BC tại H.

a) Chứng minh rằng AMDO nội tiếp.

b) Giả sử \( \widehat{ABC}={{30}^{0}} \). Tính diện tích viên phân giới hạn bởi dây AC và cung AC nhỏ theo R.

c) Kẻ AN vuông góc với BD (N thuộc BD), gọi E là trung điểm của AN, F là giao điểm thứ hai của BE với (O), P là giao điểm của AN với BC, Q là giao điểm của AF với BC.

+ Chứng minh tứ giác AEHF nội tiếp.

+ Chứng minh BH2 = BP.BQ.

d) Từ F kẻ đường thẳng song song với BC cắt AD và AM lần lượt tại I và K. Chứng minh rằng F là trung điểm IK.

Hướng dẫn giải:

a) Chứng minh rằng AMDO nội tiếp.

Dễ dàng chứng minh được  \( \widehat{ODM}={{90}^{O}} \)  \( \Rightarrow  \) Tứ giác AODM nội tiếp (tổng hai góc đối bằng 180O)

b) Giả sử \( \widehat{ABC}={{30}^{0}} \). Tính diện tích viên phân giới hạn bởi dây AC và cung AC nhỏ theo R.

 \( \widehat{ABC}={{30}^{O}}\Rightarrow \widehat{ACB}={{60}^{O}} \)  \( \Rightarrow \Delta AOC  \) đều  \( \Rightarrow {{S}_{\Delta AOC}}=\frac{{{R}^{2}}\sqrt{3}}{4} \)

 \( {{S}_{quat\text{ }AOC}}=\frac{\pi {{R}^{2}}n}{360}=\frac{\pi {{R}^{2}}.60}{360}=\frac{\pi {{R}^{2}}}{6} \)

\(\Rightarrow {{S}_{vien\text{ phan CFA}}}={{S}_{quat\text{ }AOC}}-{{S}_{\Delta AOC}}\) \(=\frac{\pi {{R}^{2}}}{6}-\frac{\sqrt{3}{{R}^{2}}}{4}=\frac{{{R}^{2}}\left( 2\pi -3\sqrt{3} \right)}{12}\)

c) Kẻ AN vuông góc với BD (N thuộc BD), gọi E là trung điểm của AN, F là giao điểm thứ hai của BE với (O), P là giao điểm của AN với BC, Q là giao điểm của AF với BC.

+ Chứng minh tứ giác AEHF nội tiếp.

Xét (O) có  \( \widehat{BAD}=\widehat{BFA}=\frac{1}{2}sd\overset\frown{AB} \) (góc nội tiếp)

Mà EH là đường trung bình của  \( \Delta AND  \)  \( \Rightarrow EH//ND\Rightarrow \widehat{AHE}=\widehat{ADN} \) (hai góc ở vị trí so le)

 \( \widehat{AFE}=\widehat{AHE} \) \( \Rightarrow \)  AEHF nội tiếp (hai hóc kề bằng nhau cùng chắn cung \( \overset\frown{AE} \))

+ Chứng minh BH2 = BP.BQ.

Ta có:

 \( \widehat{BEP}=\widehat{AEF} \) (đối đỉnh)

 \( \widehat{AEF}=\widehat{AHF}=\frac{1}{2}\overset\frown{FA} \) (tứ giác AEHF nội tiếp)

 \( \widehat{AHF}=\widehat{AQH} \) (cùng phụ với  \( \widehat{QHF} \))

Suy ra  \( \widehat{BEP}=\widehat{BQF} \)

Xét tam giác BPE và tam giác BFQ có:

 \( \widehat{B} \)

 \( \widehat{BEP}=\widehat{BQF} \) (chứng minh trên)

Suy ra \(\Delta BPE\backsim \Delta BFQ\Rightarrow \frac{BP}{BF}=\frac{BE}{BQ}\) \(\Rightarrow BP.BQ=BE.BF\)  (1)

Chứng minh tương ứng, ta có  \( \Delta BEH\backsim \Delta BHF\Rightarrow \frac{BE}{BH}=\frac{BH}{BF} \)  \( \Rightarrow B{{H}^{2}}=BE.BF  \) (2)

Từ (1) và (2) suy ra:  \( B{{H}^{2}}=BP.BQ  \)

d) Từ F kẻ đường thẳng song song với BC cắt AD và AM lần lượt tại I và K. Chứng minh rằng F là trung điểm IK.

Ta có:  \( \widehat{HAM}=\widehat{NBA}\left( =\frac{1}{2}sd\overset\frown{AD} \right) \)

Khi đó:  \( \Delta HAM\backsim \Delta NBA\Rightarrow \frac{BN}{AH}=\frac{AN}{HM} \)

Mặt khác:  \( \widehat{EBN}=\widehat{HAQ}\left( =\frac{1}{2}sd\overset\frown{AF} \right) \)

Suy ra:  \( \Delta EBN\backsim \Delta QAH\Rightarrow \frac{BN}{AH}=\frac{EN}{QH} \)

Khi đó:  \( \frac{AN}{HM}=\frac{EN}{QH} \)mà E là trung điểm AN\(\Rightarrow EN=\frac{1}{2}AN\) \(\Rightarrow HQ=\frac{1}{2}HM\Rightarrow HQ=QM\)

Do IK // HM  \( \Rightarrow \frac{IF}{HQ}=\frac{FK}{QM}\Rightarrow FI=FK  \)  \( \Rightarrow  \) F là trung điểm IK

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các bài toán liên quan

Bài toán mới!

Không tìm thấy bài viết nào.

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 31213d2pw6 may not exist

Cho đường tròn (O; R) và dây BC cố định không đi qua tâm O. A là điểm bất kỳ trên cung lớn BC. Ba đường cao AD, BE, CF của tam giác ABC cắt nhau tại H

Cho đường tròn (O; R) và dây BC cố định không đi qua tâm O. A là điểm bất kỳ trên cung lớn BC. Ba đường cao AD, BE, CF của tam giác ABC cắt nhau tại H.

a) Chứng minh các tứ giác HDBF, BCEF nội tiếp.

b) Chứng minh DA là phân giác của góc EDF.

c) Gọi K là điểm đối xứng của A qua tâm O. Chứng minh HK đi qua trung điểm của đoạn BC.

d) Giả sử \( \widehat{BAC}={{60}^{0}} \). Chứng minh tam giác AHO là tam giác cân.

Hướng dẫn giải:

a) Chứng minh các tứ giác HDBF, BCEF nội tiếp.

Chứng minh HDBF nội tiếp

Chứng minh tương tự BCEF nội tiếp

b) Chứng minh DA là phân giác của góc EDF.

Tứ giác HDBF nội tiếp  \( \Rightarrow \widehat{HDF}=\widehat{HBF} \) (Tính chất tứ giác nội tiếp)

Chứng minh tứ giác HDCE nội tiếp  \( \Rightarrow \widehat{HDE}=\widehat{HCE} \) (Tính chất tứ giác nội tiếp)

Lại có  \( \widehat{HBF}=\widehat{HCE} \) (vì cùng cộng với  \( \widehat{BAC} \) bằng 90O)

 \( \Rightarrow \widehat{HDF}=\widehat{HDE} \)

 \( \Rightarrow  \) DA là phân giác của  \( \widehat{EDF} \) (đpcm)

c) Gọi K là điểm đối xứng của A qua tâm O. Chứng minh HK đi qua trung điểm của đoạn BC.

Chứng minh: BH // CK (cùng vuông góc với AC)

CH // BK (cùng vuông góc với AB)

Suy ra BHCK là hình bình hành (dấu hiệu nhận biết)

 \( \Rightarrow  \) HK cắt BC tại trung điểm của đoạn BC (tính chất hình bình hành)

d) Giả sử \( \widehat{BAC}={{60}^{0}} \). Chứng minh tam giác AHO là tam giác cân.

Gọi trung điểm BC là M.

Suy ra OM vuông góc với BC và  \( OM=\frac{1}{2}AH  \)

Ta có: \( \widehat{MOC}=\widehat{BAC}={{60}^{O}}\) (đều bằng một nửa góc  \( \widehat{BOC} \))

Suy ra  \( OM=\frac{1}{2}OC=\frac{1}{2}AO  \)

Do đó: AH = AO. Vậy tam giác AHO cân tại A.

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các bài toán liên quan

Bài toán mới!

Không tìm thấy bài viết nào.

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 31213d2pw6 may not exist

Cho đường tròn (O), M là một điểm nằm ngoài đường tròn (O). Qua M kẻ hai tiếp tuyến MA, MB đến đường tròn (O) với A, B là các tiếp điểm; MPQ là một cát tuyến không đi qua tâm của đường tròn (O), P nằm giữa M và Q. Qua P kẻ đường thẳng vuông góc với OA cắt AB, AQ tương ứng tại R, S

Cho đường tròn (O), M là một điểm nằm ngoài đường tròn (O). Qua M kẻ hai tiếp tuyến MA, MB đến đường tròn (O) với A, B là các tiếp điểm; MPQ là một cát tuyến không đi qua tâm của đường tròn (O), P nằm giữa M và Q. Qua P kẻ đường thẳng vuông góc với OA cắt AB, AQ tương ứng tại R, S. Gọi Trung điểm đoạn PQ là N. Chứng minh rằng:

a) Các điểm M, A, N, O, B cùng thuộc một đường tròn, chỉ rõ bán kính của đường tròn đó.

b) PR = RS.

Hướng dẫn giải:

a) Các điểm M, A, N, O, B cùng thuộc một đường tròn, chỉ rõ bán kính của đường tròn đó.

Ta có:  \( \widehat{MAO}={{90}^{O}} \) (góc giữa tiếp tuyến với bán kính đi qua tiếp điểm).

Tương tự  \( \widehat{MBO}={{90}^{O}} \)

Suy ra các điểm A, N, B cùng nhìn đoạn MO dưới một góc vuông.

Vậy 5 điểm M, A, N, O, B cùng thuộc đường tròn bán kính  \( \frac{MO}{2} \)

b) PR = RS.

Tứ giác MANB nội tiếp nên  \( \widehat{AMN}=\widehat{ABN} \)   (1)

 \( \left\{ \begin{align}& OA\bot PS \\  & OA\bot MA \\ \end{align} \right.\Rightarrow PS//MA  \)  \( \Rightarrow \widehat{AMN}=\widehat{RPN} \)   (2)

Từ (1) và (2) suy ra:  \( \widehat{ABN}=\widehat{RPN} \) hay  \( \widehat{RBN}=\widehat{RPN} \)  \( \Rightarrow  \) tứ giác PRNB nội tiếp  \( \Rightarrow \widehat{BPN}=\widehat{BRN} \)  (3)

Mặt khác có:  \( \widehat{BPN}=\widehat{BAQ} \)  (4)

Từ (3) và (4) suy ra:  \( \widehat{BRN}=\widehat{BAQ}\Rightarrow RN//SQ  \)  (5)

Từ (5) và N là trung điểm PQ nên trong  \( \Delta SPQ  \) có RN là đường trung bình, suy ra:  \( PR=RS  \) (đpcm)

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các bài toán liên quan

Bài toán mới nhất!

Không tìm thấy bài viết nào.

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 31213d2pw6 may not exist

Cho đường tròn tâm O, bán kính R. Điểm A thuộc đường tròn, BC là một đường kính ( \( A\ne B,A\ne C \)). Vẽ AH vuông góc với BC tại H. Gọi E, M lần lượt là trung điểm của AB, AH và P là giao điểm của OE và tiếp tuyến tại A của đường tròn (O;R)

Cho đường tròn tâm O, bán kính R. Điểm A thuộc đường tròn, BC là một đường kính ( \( A\ne B,A\ne C \)). Vẽ AH vuông góc với BC tại H. Gọi E, M lần lượt là trung điểm của AB, AH và P là giao điểm của OE và tiếp tuyến tại A của đường tròn (O;R).

a) Chứng minh rằng: AB2 = BH.BC.

b) Chứng minh: PB là tiếp tuyến của đường tròn (O).

c) Chứng minh ba điểm P, M, C thẳng hàng.

d) Gọi Q là giao điểm của đường thẳng PA với tiếp tuyến tại C của đường tròn (O). Khi A thay đổi trên đường tròn (O), tìm giá trị nhỏ nhất của tổng OP + OQ.

Hướng dẫn giải:

a) Chứng minh rằng: AB2 = BH.BC.

Xét  \( \Delta ABC  \) vuông tại A  \( \Rightarrow A{{B}^{2}}=BH.BC  \)

b) Chứng minh: PB là tiếp tuyến của đường tròn (O).

Có E là trung điểm của AB  \( \Rightarrow AB\bot OE  \)  \( \Rightarrow  \) OE là đường trung trực của AB.

 \( \Rightarrow PA=PB  \)  \( \Rightarrow \Delta OPA=\Delta OPB  \) (c – c – c)

 \( \Rightarrow \widehat{PAO}=\widehat{PBO}={{90}^{O}} \)  \( \Rightarrow PB\bot AO  \)

 \( \Rightarrow  \)PB là tiếp tuyến của đường tròn (O)

c) Chứng minh ba điểm P, M, C thẳng hàng.

Giả sử PC cắt AH tại N.

Ta chứng minh được  \( \frac{PE}{PO}=\frac{BH}{BC} \) mà  \( \frac{BH}{BC}=\frac{CN}{CP} \)

 \( \Rightarrow \frac{PE}{PO}=\frac{CN}{CP} \)  \( \Rightarrow \Delta PNE\backsim \Delta PCO  \) (c – g – c)

 \( \Rightarrow \widehat{PNE}=\widehat{PCO} \) mà hai góc ở vị trí so le trong  \( \Rightarrow NE//OC\Rightarrow NE//BH  \)

Lại có E là trung điểm của AB  \( \Rightarrow  \) N là trung điểm AH  \( \Rightarrow N\equiv M  \)

Vậy P, M, C thẳng hàng.

d) Gọi Q là giao điểm của đường thẳng PA với tiếp tuyến tại C của đường tròn (O). Khi A thay đổi trên đường tròn (O), tìm giá trị nhỏ nhất của tổng OP + OQ.

Theo bất đẳng thức Cô si, ta có:

 \( OP+OQ\ge 2\sqrt{OP.OQ} \)

Mà  \( OP.OQ=OA.PQ=PQ. \)R

 \( \Rightarrow OP.OQ  \) đạt giá trị nhỏ nhất khi PQ nhỏ nhất  \( \Leftrightarrow  \)PQ là khoảng cách giữa hai đường BP và CQ.

 \( \Rightarrow PQ//BC  \)  \( \Rightarrow  \)A là điểm chính giữa đường tròn.

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các bài toán liên quan

Bài toán mới nhất!

Không tìm thấy bài viết nào.

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 31213d2pw6 may not exist

Cho đường tròn (O; R), đường kính AB vuông góc với dây cung MN tại điểm H (H nằm giữa O và B). Trên tia đối của tia NM lấy điểm C sao cho đoạn thẳng AC cắt (O) tại K khác A. Hai dây MN và BK cắt nhau ở E

Cho đường tròn (O; R), đường kính AB vuông góc với dây cung MN tại điểm H (H nằm giữa O và B). Trên tia đối của tia NM lấy điểm C sao cho đoạn thẳng AC cắt (O) tại K khác A. Hai dây MN và BK cắt nhau ở E.

a) Chứng minh tứ giác AHEK nội tiếp.

b) Qua N kẻ đường thẳng vuông góc với AC cắt tia MK tại F. Chứng minh \( \Delta NFK \) cân và EM.NC = EN.CM.

c) Giả sử KE = KC. Chứng minh OK // MN và KM2 + KN2 = 4R2.

Hướng dẫn giải:

a) Chứng minh tứ giác AHEK nội tiếp.

Xét tứ giác AHEK có:

 \( \widehat{AHE}={{90}^{O}} \) (AB  \( \bot  \) MN);

 \( \widehat{AKE}={{90}^{O}} \) (Góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)

Suy ra  \( \widehat{AHE}+\widehat{AKE}={{180}^{O}}   \)\(\Rightarrow  \) Tứ giác AHKE nội tiếp (đpcm)

b) Qua N kẻ đường thẳng vuông góc với AC cắt tia MK tại F. Chứng minh \( \Delta NFK \) cân và EM.NC = EN.CM.

Vì NF và KB cùng vuông góc với AC nên NF // KB, AB  \( \bot  \) MN  \( \Rightarrow \overset\frown{MB}=\overset\frown{BN} \).

Có  \( \widehat{KFN}=\widehat{MKB} \) (đồng vị và KE // FN),  \( \widehat{KNF}=\widehat{NKB} \) (so le và KE // FN)

 \( \widehat{BKN}=\widehat{MKB} \) (vì  \( \overset\frown{MB}=\overset\frown{BN} \))

 \( \Rightarrow \widehat{KFN}=\widehat{KNF} \)

Do đó  \( \Delta NFK  \) cân tại K.

Xét  \( \Delta MKN  \) có KE là phân giác của  \( \widehat{MKN} \) nên  \( \frac{EM}{EN}=\frac{KM}{KN} \)   (1)

Do KE  \( \bot  \) KC nên KC là phân giác ngoài của  \( \widehat{MKN} \)  \( \Rightarrow \frac{CM}{CN}=\frac{KM}{KN} \)  (2)

Từ (1) và (2)  \( \Rightarrow \frac{CM}{CN}=\frac{EM}{EN}\Leftrightarrow EM.CN=EN.CM  \)  (đpcm)

c) Giả sử KE = KC. Chứng minh OK // MN và KM2 + KN2 = 4R2.

+ KE = KC  \( \Rightarrow \Delta KEC  \) vuông cân tại K  \( \Rightarrow \widehat{KEC}={{45}^{O}} \)  \( \Rightarrow \widehat{HEB}={{45}^{O}} \) (đối đỉnh)

 \( \Rightarrow \widehat{HBE}={{45}^{O}} \) (vì  \( \Delta HEB  \) vuông tại H)

+  \( \Delta OKB  \) cân tại O có  \( \widehat{OBK}={{45}^{O}} \) nên  \( \Delta OKB  \) vuông tại O  \( \Rightarrow  \) OK // MN (cùng vuông góc với AB) (đpcm)

+ Kẻ đường kính KK’ \(\Rightarrow \Delta KK’M\) vuông tại M \(\Rightarrow K{{M}^{2}}+K'{{M}^{2}}=K{{{K}’}^{2}}=4{{R}^{2}}\)

Lại có KK’ // MN (cùng vuông góc với AB)  \( \Rightarrow  \) cung  \( \overset\frown{K’M}=\overset\frown{KN} \) (tính chất 2 dây song song chắn 2 cung bằng nhau)  \( \Rightarrow K’N=KN  \)

Vậy  \( K{{M}^{2}}+K{{N}^{2}}=4{{R}^{2}} \)  (đpcm)

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các bài toán liên quan

Các bài toán mới nhất!

Không tìm thấy bài viết nào.

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 31213d2pw6 may not exist