Cho tam giác ABC có ba góc nhọn. Đường tròn (O) đường kính BC cắt các cạnh AB, AC lần lượt tại các điểm D và E. Gọi H là giao điểm của hai đường thẳng CD và BE.
a) Chứng minh tứ giác ADHE nội tiếp trong một đường tròn. Xác định tâm I của đường tròn này.
b) Gọi M là giao điểm của AH và BC. Chứng minh CM.CB = CE.CA.
c) Chứng minh ID là tiếp tuyến của đường tròn (O).
d) Tính theo R diện tích của tam giác ABC, biết \( \widehat{ABC}={{45}^{O}} \), \( \widehat{ACB}={{60}^{O}} \) và BC = 2R.
Hướng dẫn giải:
Một số cách thường dùng để chứng minh tứ giác nội tiếp đường tròn:
+ Tứ giác có tổng hai góc đối bằng 180O (tổng hai góc đối bù nhau).
+ Tứ giác có bốn đỉnh cách đều một điểm (mà ta có thể xác định được). Điểm đó là tâm của đường tròn ngoại tiếp tứ giác.
+ Tứ giác đó là một trong các hình: hình chữ nhật, hình vuông, hình thang cân.
+ Tứ giác có tổng các góc đối bằng nhau.
a) Chứng minh tứ giác ADHE nội tiếp trong một đường tròn. Xác định tâm I của đường tròn này.
Ta có: \( \widehat{BDC}={{90}^{O}} \) (chắn nửa đường tròn)
\( \widehat{BEC}={{90}^{O}} \) (chắn nửa đường tròn)
Suy ra: \( \widehat{ADH}=\widehat{BDC}={{90}^{O}} \), \( \widehat{AEH}=\widehat{BEC}={{90}^{O}} \)
Xét tứ giác ADHE có:
\(\widehat{ADH}+\widehat{AEH}={{90}^{O}}+{{90}^{O}}={{180}^{O}}\)
Tứ giác ADHE có hai góc đối bù nhau.
Vậy tứ giác ADHE nội tiếp trong một đường tròn.
Xét tam giác ADH và tam giác AEH có:
+ D nhìn cạnh AH dưới một góc 90O nên 3 điểm A, D, H cùng thuộc đường tròn tâm I là trung điểm cạnh AH.
+ E nhìn cạnh AH dưới một góc 90O nên 3 điểm A, E, H cùng thuộc đường tròn tâm I là trung điểm cạnh AH.
Vậy 4 điểm A, D, H, E cùng thuộc đường tròn tâm I là trung điểm cạnh AH.
b) Gọi M là giao điểm của AH và BC. Chứng minh CM.CB = CE.CA.
Xét hai tam giác CBE và CAM có:
\( \widehat{ACM} \) là góc chung
\( \widehat{AMC}=\widehat{BEC}={{90}^{O}} \) (cmt)
Suy ra \( \Delta CBE\backsim \Delta CAM \) (g – g)
\( \Rightarrow \frac{CM}{CE}=\frac{CA}{CB}\Rightarrow CM.CB=CE.CA \)
c) Chứng minh ID là tiếp tuyến của đường tròn (O).
Ta có: \( \widehat{IDH}=\widehat{IHD} \) (do \( \Delta ID \)H cân tại I) (1)
\( \widehat{IHD}=\widehat{CHM} \) (đối đỉnh) (2)
Mặt khác: \( \widehat{ODC}=\widehat{OCD} \) (do \( \Delta O DC \) cân tại O) (3)
Ngoài ra, trong tam giác vuông MHC có:
\( \widehat{CHM}+\widehat{MCH}={{90}^{O}} \)
Suy ra ID \( \bot \) DO.
Vậy ID là tiếp tuyến của (O).
d) Tính theo R diện tích của tam giác ABC, biết \( \widehat{ABC}={{45}^{O}} \), \( \widehat{ACB}={{60}^{O}} \) và BC = 2R.
Gọi BM = x \( \Rightarrow CM=2R-x \)
Xét \( \Delta ABM \) vuông tại M có:
\( AM=BM.\tan \widehat{ABM}=x.\tan {{45}^{O}}=x \) (*)
Xét \( \Delta ACM \) vuông tại M có:
\( AM=CM.\tan {{60}^{O}}=\left( 2R-x \right).\sqrt{3} \) (**)
Từ (*) và (**), ta có:
\( x=\left( 2R-x \right)\sqrt{3}\Rightarrow x=\left( 3-\sqrt{3} \right)R \)
Vậy \( AM=\left( 3-\sqrt{3} \right)R \).
Suy ra diện tích tam giác ABC là: \( S=\frac{1}{2}AM.BC=\frac{1}{2}\left( 3-\sqrt{3} \right)R.2R=\left( 3-\sqrt{3} \right){{R}^{2}} \) (đvdt)
Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...
- Dạy kèm online tương tác 1 thầy 1 trò! Hỗ trợ trực tuyến 24/7
- Dạy kèm Môn Toán từ lớp 6 ➜ 12 - Ôn thi Đại Học - Cao Đẳng
- Bồi dưỡng ôn thi HSG các cấp - Luyện Thi vào lớp 10 khối Chuyên
- Lịch học sắp xếp sáng - chiều - tối, tất cả các buổi từ thứ 2 ➜ CN
- Thời lượng học 1,5h - 2h/1 buổi!
- Học phí giá rẻ - bình dân!
- Đóng 3 tháng tặng 1 tháng
No comment yet, add your voice below!