Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O; R), đường kính BC (AB > AC). Từ A kẻ tiếp tuyến với đường tròn (O) cắt tia BC tại M. Kẻ dây AD vuông góc với BC tại H

Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O; R), đường kính BC (AB > AC). Từ A kẻ tiếp tuyến với đường tròn (O) cắt tia BC tại M. Kẻ dây AD vuông góc với BC tại H.

a) Chứng minh rằng AMDO nội tiếp.

b) Giả sử \( \widehat{ABC}={{30}^{0}} \). Tính diện tích viên phân giới hạn bởi dây AC và cung AC nhỏ theo R.

c) Kẻ AN vuông góc với BD (N thuộc BD), gọi E là trung điểm của AN, F là giao điểm thứ hai của BE với (O), P là giao điểm của AN với BC, Q là giao điểm của AF với BC.

+ Chứng minh tứ giác AEHF nội tiếp.

+ Chứng minh BH2 = BP.BQ.

d) Từ F kẻ đường thẳng song song với BC cắt AD và AM lần lượt tại I và K. Chứng minh rằng F là trung điểm IK.

Hướng dẫn giải:

a) Chứng minh rằng AMDO nội tiếp.

Dễ dàng chứng minh được  \( \widehat{ODM}={{90}^{O}} \)  \( \Rightarrow  \) Tứ giác AODM nội tiếp (tổng hai góc đối bằng 180O)

b) Giả sử \( \widehat{ABC}={{30}^{0}} \). Tính diện tích viên phân giới hạn bởi dây AC và cung AC nhỏ theo R.

 \( \widehat{ABC}={{30}^{O}}\Rightarrow \widehat{ACB}={{60}^{O}} \)  \( \Rightarrow \Delta AOC  \) đều  \( \Rightarrow {{S}_{\Delta AOC}}=\frac{{{R}^{2}}\sqrt{3}}{4} \)

 \( {{S}_{quat\text{ }AOC}}=\frac{\pi {{R}^{2}}n}{360}=\frac{\pi {{R}^{2}}.60}{360}=\frac{\pi {{R}^{2}}}{6} \)

\(\Rightarrow {{S}_{vien\text{ phan CFA}}}={{S}_{quat\text{ }AOC}}-{{S}_{\Delta AOC}}\) \(=\frac{\pi {{R}^{2}}}{6}-\frac{\sqrt{3}{{R}^{2}}}{4}=\frac{{{R}^{2}}\left( 2\pi -3\sqrt{3} \right)}{12}\)

c) Kẻ AN vuông góc với BD (N thuộc BD), gọi E là trung điểm của AN, F là giao điểm thứ hai của BE với (O), P là giao điểm của AN với BC, Q là giao điểm của AF với BC.

+ Chứng minh tứ giác AEHF nội tiếp.

Xét (O) có  \( \widehat{BAD}=\widehat{BFA}=\frac{1}{2}sd\overset\frown{AB} \) (góc nội tiếp)

Mà EH là đường trung bình của  \( \Delta AND  \)  \( \Rightarrow EH//ND\Rightarrow \widehat{AHE}=\widehat{ADN} \) (hai góc ở vị trí so le)

 \( \widehat{AFE}=\widehat{AHE} \) \( \Rightarrow \)  AEHF nội tiếp (hai hóc kề bằng nhau cùng chắn cung \( \overset\frown{AE} \))

+ Chứng minh BH2 = BP.BQ.

Ta có:

 \( \widehat{BEP}=\widehat{AEF} \) (đối đỉnh)

 \( \widehat{AEF}=\widehat{AHF}=\frac{1}{2}\overset\frown{FA} \) (tứ giác AEHF nội tiếp)

 \( \widehat{AHF}=\widehat{AQH} \) (cùng phụ với  \( \widehat{QHF} \))

Suy ra  \( \widehat{BEP}=\widehat{BQF} \)

Xét tam giác BPE và tam giác BFQ có:

 \( \widehat{B} \)

 \( \widehat{BEP}=\widehat{BQF} \) (chứng minh trên)

Suy ra \(\Delta BPE\backsim \Delta BFQ\Rightarrow \frac{BP}{BF}=\frac{BE}{BQ}\) \(\Rightarrow BP.BQ=BE.BF\)  (1)

Chứng minh tương ứng, ta có  \( \Delta BEH\backsim \Delta BHF\Rightarrow \frac{BE}{BH}=\frac{BH}{BF} \)  \( \Rightarrow B{{H}^{2}}=BE.BF  \) (2)

Từ (1) và (2) suy ra:  \( B{{H}^{2}}=BP.BQ  \)

d) Từ F kẻ đường thẳng song song với BC cắt AD và AM lần lượt tại I và K. Chứng minh rằng F là trung điểm IK.

Ta có:  \( \widehat{HAM}=\widehat{NBA}\left( =\frac{1}{2}sd\overset\frown{AD} \right) \)

Khi đó:  \( \Delta HAM\backsim \Delta NBA\Rightarrow \frac{BN}{AH}=\frac{AN}{HM} \)

Mặt khác:  \( \widehat{EBN}=\widehat{HAQ}\left( =\frac{1}{2}sd\overset\frown{AF} \right) \)

Suy ra:  \( \Delta EBN\backsim \Delta QAH\Rightarrow \frac{BN}{AH}=\frac{EN}{QH} \)

Khi đó:  \( \frac{AN}{HM}=\frac{EN}{QH} \)mà E là trung điểm AN\(\Rightarrow EN=\frac{1}{2}AN\) \(\Rightarrow HQ=\frac{1}{2}HM\Rightarrow HQ=QM\)

Do IK // HM  \( \Rightarrow \frac{IF}{HQ}=\frac{FK}{QM}\Rightarrow FI=FK  \)  \( \Rightarrow  \) F là trung điểm IK

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các bài toán liên quan

Bài toán mới!

Không tìm thấy bài viết nào.

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 31213d2pw6 may not exist

Recommended Posts

No comment yet, add your voice below!


Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *