Cho hình lăng trụ tam giác đều ABC.A’B’C’ có AA’ = 2a, BC = a. Gọi M là trung điểm của BB’. Bán kính mặt cầu ngoại tiếp khối chóp M.A’B’C’ bằng
A. \( \frac{3\sqrt{3}a}{8} \)
B. \( \frac{\sqrt{13}a}{2} \)
C. \( \frac{\sqrt{21}a}{6} \)
D. \( \frac{2a\sqrt{3}}{2} \)
Hướng dẫn giải:
Đáp án C.
Gọi O, O’ lần lượt là trọng tâm của các tam giác ABC và A’B’C’.
Vì ABC.A’B’C’ là lăng trụ tam giác đều \( \Rightarrow \left\{ \begin{align} & OO’=AA’=BB’=2a \\ & OO’\bot (ABC);OO’\bot (A’B’C’) \\ & BC=B’C’=a \\ \end{align} \right. \)
Như vậy OO’ là trục đường tròn ngoại tiếp 2 mặt đáy.
\( \Rightarrow \) tâm mặt cầu ngoại tiếp khối chóp M.A’B’C’ nằm trên OO’
Trong mặt phẳng (OBB’O’), từ trung điểm H của MB’, kẻ đường thẳng vuông góc MB’ cắt OO’ tại I.
Suy ra IA’ = IC’ = IB’ = IM \( \Rightarrow \) khối chóp M.A’B’C’ nội tiếp mặt cầu tâm I, bán kính R = IB’.
Gọi N là trung điểm của A’C’.
Dễ dàng chứng minh được HIO’B’ là hình chữ nhật.
Suy ra: \(IB’=\sqrt{I{{{{O}’}}^{2}}+{B}'{{{{O}’}}^{2}}}=\sqrt{H{{{{B}’}}^{2}}+{{\left( \frac{2}{3}{B}’N \right)}^{2}}}=\sqrt{{{\left( \frac{B{B}’}{4} \right)}^{2}}+{{\left( \frac{2}{3}.\frac{BC\sqrt{3}}{2} \right)}^{2}}}\)
\( \Rightarrow IB’=\sqrt{{{\left( \frac{a}{2} \right)}^{2}}+{{\left( \frac{a\sqrt{3}}{3} \right)}^{2}}}=\frac{a\sqrt{21}}{6} \)
Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...
- Dạy kèm online tương tác 1 thầy 1 trò! Hỗ trợ trực tuyến 24/7
- Dạy kèm Môn Toán từ lớp 6 ➜ 12 - Ôn thi Đại Học - Cao Đẳng
- Bồi dưỡng ôn thi HSG các cấp - Luyện Thi vào lớp 10 khối Chuyên
- Lịch học sắp xếp sáng - chiều - tối, tất cả các buổi từ thứ 2 ➜ CN
- Thời lượng học 1,5h - 2h/1 buổi!
- Học phí giá rẻ - bình dân!
- Đóng 3 tháng tặng 1 tháng
No comment yet, add your voice below!