Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có cạnh đáy bằng 2a√3, khoảng cách giữa hai đường thẳng SA và CD bằng 3a. Thể tích khối chóp đã cho bằng

Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có cạnh đáy bằng \( 2a\sqrt{3} \), khoảng cách giữa hai đường thẳng SA và CD bằng 3a. Thể tích khối chóp đã cho bằng:

A. \( {{a}^{3}}\sqrt{3} \)

B.  \( 6\sqrt{3}{{a}^{3}} \)     

C.  \( 12{{a}^{3}} \)      

D.  \( \frac{8{{a}^{3}}\sqrt{3}}{3} \)

Hướng dẫn giải:

Đáp án C.

Gọi    \( O=AC\cap BD  \)

Ta có: \(\left\{ \begin{align}  & CD//AB \\  & AB\subset (SAB) \\ \end{align} \right. \)

 \( \Rightarrow {{d}_{\left( CD,SA \right)}}={{d}_{\left( CD,(SAB) \right)}}={{d}_{\left( D,(SAB) \right)}}=2{{d}_{\left( O,(SAB) \right)}} \)

Kẻ  \( \left\{ \begin{align}  & OK\bot AB \\  & OH\bot SK \\ \end{align} \right.\Rightarrow OH\bot (SAB) \)

 \( \Rightarrow OH={{d}_{\left( O,(SAB) \right)}}=\frac{3a}{2} \)

Xét  \( \Delta SOK  \):  \( \frac{1}{O{{H}^{2}}}=\frac{1}{S{{O}^{2}}}+\frac{1}{O{{K}^{2}}}\Leftrightarrow SO=3a  \)

Vậy thể tích khối chóp S.ABCD:  \( V=\frac{1}{3}{{S}_{ABCD}}.SO=12{{a}^{3}} \)

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các bài toán mới!

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD độ dài cạnh đáy là a. Biết rằng mặt phẳng (P) qua A và vuông góc với SC, cắt cạnh SB tại B’ với SB′/SB=2/3

Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD độ dài cạnh đáy là a. Biết rằng mặt phẳng (P) qua A và vuông góc với SC, cắt cạnh SB tại B’ với \( \frac{SB’}{SB}=\frac{2}{3} \). Tính thể tích của khối chóp S.ABCD

A. \( \frac{{{a}^{3}}\sqrt{6}}{6} \)

B.  \( \frac{{{a}^{3}}\sqrt{6}}{4} \)                                 

C.  \( \frac{{{a}^{3}}\sqrt{6}}{2} \)           

D.  \( \frac{{{a}^{3}}\sqrt{6}}{3} \)

Hướng dẫn giải:

Đáp án A.

Ta có:  \( \left. \begin{align}  & BD\bot AC \\  & BD\bot SO \\ \end{align} \right\}\Rightarrow BD\bot \left( SAC \right)\Rightarrow BD\bot SC \)

Mà  \( \left( P \right)\bot SC\Rightarrow \left( P \right)//BD  \)

Trong (SAC), gọi  \( G=A’C\cap SO\Rightarrow GB’//BD  \) \( \Rightarrow \frac{SG}{SO}=\frac{SB’}{SB}=\frac{2}{3} \)

Suy ra G là trọng tâm  \( \Delta SAC  \)  \( \Rightarrow C’ \) là trung điểm SC.

Nên  \( \Delta SAC  \) là tam giác đều cạnh  \( AC=a\sqrt{2}\Rightarrow SO=a\sqrt{2}.\frac{\sqrt{3}}{2}=\frac{a\sqrt{6}}{2} \)

 \( \Rightarrow {{V}_{S.ABCD}}=\frac{1}{3}{{S}_{ABCD}}.SO=\frac{1}{3}{{a}^{2}}.\frac{a\sqrt{6}}{2}=\frac{{{a}^{3}}\sqrt{6}}{6} \)

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các bài toán mới!

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Cho hình chóp đều S.ABC có SA = a. Gọi D, E lần lượt là trung điểm của SA, SC. Tính thể tích khối chóp S.ABC theo a, biết BD vuông góc với AE

Cho hình chóp đều S.ABC có SA = a. Gọi D, E lần lượt là trung điểm của SA, SC. Tính thể tích khối chóp S.ABC theo a, biết BD vuông góc với AE.

A. \(\frac{{{a}^{3}}\sqrt{21}}{54}\)

B. \(\frac{{{a}^{3}}\sqrt{3}}{12}\)

C. \(\frac{{{a}^{3}}\sqrt{7}}{27}\)                             

D. \(\frac{{{a}^{3}}\sqrt{21}}{27}\)

Hướng dẫn giải:

Đáp án A.

Gọi F là trung điểm SE  \( \Rightarrow BD\bot DF  \)

Gọi AB = x.

Ta có:  \( B{{E}^{2}}=B{{D}^{2}}=A{{E}^{2}}=\frac{2A{{S}^{2}}+2A{{C}^{2}}-S{{C}^{2}}}{4}\) \( =\frac{2{{a}^{2}}+2{{x}^{2}}-{{a}^{2}}}{4}=\frac{{{a}^{2}}+2{{x}^{2}}}{4} \)

 \( B{{F}^{2}}=\frac{2B{{S}^{2}}+2B{{E}^{2}}-S{{E}^{2}}}{4} \) \( =\frac{2{{a}^{2}}+\frac{{{a}^{2}}+2{{x}^{2}}}{2}-\frac{1}{4}{{a}^{2}}}{4}=\frac{9{{a}^{2}}+4{{x}^{2}}}{16} \)

 \( B{{F}^{2}}=B{{D}^{2}}+D{{F}^{2}}\Leftrightarrow B{{F}^{2}}=\frac{5B{{D}^{2}}}{4} \) \( \Leftrightarrow \frac{9{{a}^{2}}+4{{x}^{2}}}{16}=\frac{5}{4}.\frac{{{a}^{2}}+2{{x}^{2}}}{4} \)

 \( \Leftrightarrow 9{{a}^{2}}+4{{x}^{2}}=5{{a}^{2}}+10{{x}^{2}}\Leftrightarrow 4{{a}^{2}}=6{{x}^{2}} \) \( \Rightarrow x=a\sqrt{\frac{2}{3}} \)

Gọi H là hình chiếu của S lên (ABC) khi đó H là tâm đường tròn ngoại tiếp  \( \Delta ABC  \)

 \( \Rightarrow SH=\sqrt{S{{A}^{2}}-A{{H}^{2}}}=\sqrt{{{a}^{2}}-{{\left( \frac{2}{3}.\frac{x\sqrt{3}}{2} \right)}^{2}}}=\frac{a\sqrt{7}}{3} \)

Tam giác ABC đều có cạnh là x \( \Rightarrow {{S}_{\Delta ABC}}=\frac{{{x}^{2}}\sqrt{3}}{4}=\frac{{{a}^{2}}\sqrt{3}}{6} \)

Vậy  \( {{V}_{S.ABC}}=\frac{1}{3}SH.{{S}_{\Delta ABC}} \) \( =\frac{1}{3}.\frac{a\sqrt{7}}{3}.\frac{{{a}^{2}}\sqrt{3}}{6}=\frac{{{a}^{3}}\sqrt{21}}{54} \)

Hoặc sử dụng công thức tính thể tích chóp tam giác ABC đều có cạnh bên bằng a, cạnh đáy bằng x.

 \( {{V}_{S.ABC}}=\frac{{{x}^{2}}\sqrt{3{{a}^{2}}-{{x}^{2}}}}{12}=\frac{\frac{2{{a}^{2}}}{3}\sqrt{3{{a}^{2}}-\frac{2{{a}^{2}}}{3}}}{12}=\frac{{{a}^{3}}\sqrt{21}}{54} \)

 

Các bài toán mới!

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Thông Tin Hỗ Trợ Thêm!

Nếu một hình chóp tứ giác đều có cạnh đáy bằng 2 và có diện tích xung quanh bằng 4√3 thì có thể tích bằng

Nếu một hình chóp tứ giác đều có cạnh đáy bằng 2 và có diện tích xung quanh bằng \( 4\sqrt{3} \) thì có thể tích bằng

A. \(\frac{4\sqrt{2}}{3}\)

B. \(4\sqrt{3}\)                      

C. \(\frac{4\sqrt{3}}{3}\)

D. \(4\sqrt{2}\)

Hướng dẫn giải:

Đáp án A.

Xét hình chóp đều S.ABCD như hình vẽ

Kẻ  \( OE\bot BC  \) \( \Rightarrow \)  E là trung điểm BC và BC  \( \bot  \) (SOE)

Do đó:  \( BC\bot SE  \)

Xét \(\Delta SOE\) vuông tại O, ta có:

\(S{{E}^{2}}=S{{O}^{2}}+O{{E}^{2}}\Rightarrow SE=\sqrt{S{{O}^{2}}+1}\)

Mặt khác:  \( {{S}_{xq}}=4{{S}_{\Delta SBC}}\Leftrightarrow 4\sqrt{3}=4.\frac{1}{2}.SE.BC  \)

 \( \Leftrightarrow 4\sqrt{3}=2\sqrt{S{{O}^{2}}+1}.2\Leftrightarrow SO=\sqrt{2}\text{ }\left( x>0 \right) \)

 \( {{V}_{S.ABCD}}=\frac{1}{3}.SO.{{S}_{ABCD}}=\frac{1}{3}.\sqrt{2}{{.2}^{2}}=\frac{4\sqrt{2}}{3} \)

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các bài toán mới!

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có cạnh đáy bằng a, tâm của đáy là O. Gọi M và N lần lượt là trung điểm của SA và BC. Biết góc giữa đường thẳng MN và mặt phẳng (ABCD) bằng 60O

Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có cạnh đáy bằng a, tâm của đáy là O. Gọi M và N lần lượt là trung điểm của SA và BC. Biết góc giữa đường thẳng MN và mặt phẳng (ABCD) bằng 60O. Tính thể tích khối chóp S.ABCD.

A. \( \frac{{{a}^{3}}\sqrt{10}}{6} \)

B.  \( \frac{{{a}^{3}}\sqrt{30}}{2} \)                               

C.  \( \frac{{{a}^{3}}\sqrt{30}}{6} \)                               

D.  \( \frac{{{a}^{3}}\sqrt{10}}{3} \)

Hướng dẫn giải:

Đáp án C.

Gọi H là trung điểm AO. Khi đó góc giữa MN và (ABCD) là  \( \widehat{MNH} \).

Ta có:  \( HN=\sqrt{C{{N}^{2}}+C{{H}^{2}}-2CN.CH.\cos {{45}^{0}}}=\frac{a\sqrt{10}}{4} \)

Suy ra:  \( MH=HN.\tan {{60}^{0}}=\frac{a\sqrt{10}}{4}.\sqrt{3}=\frac{a\sqrt{30}}{4} \)

Do đó:  \( SO=2MH=\frac{a\sqrt{30}}{2} \)

 \( {{V}_{S.ABCD}}=\frac{1}{3}.\frac{a\sqrt{30}}{2}.{{a}^{2}}=\frac{{{a}^{3}}\sqrt{30}}{6} \)

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các bài toán mới!

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Cho hình chóp S.ABC có AB = a, BC=a√3, ABCˆ=600. Hình chiếu vuông góc của S lên mặt phẳng (ABC) là một điểm thuộc cạnh BC. Góc giữa đường thẳng SA và mặt phẳng (ABC) là 45O

Cho hình chóp S.ABC có AB = a, \( BC=a\sqrt{3} \),  \( \widehat{ABC}={{60}^{0}} \). Hình chiếu vuông góc của S lên mặt phẳng (ABC) là một điểm thuộc cạnh BC. Góc giữa đường thẳng SA và mặt phẳng (ABC) là 45O. Giá trị nhỏ nhất của thể tích khối chóp S.ABC bằng

A. \( \frac{{{a}^{3}}\sqrt{3}}{3} \)

B.  \( \frac{{{a}^{3}}\sqrt{3}}{8} \)                                 

C.  \( \frac{{{a}^{3}}\sqrt{3}}{12} \)                               

D.  \( \frac{{{a}^{3}}\sqrt{3}}{6} \)

Hướng dẫn giải:

Đáp án B.

Gọi H là hình chiếu của S lên mặt phẳng (ABC),  \( H\in BC  \).

 \( \widehat{\left( SA,(ABC) \right)}=\widehat{SAH}={{45}^{0}}\Rightarrow \Delta SHA  \) vuông cân  \( \Rightarrow SH=HA  \).

 \( {{V}_{S.ABC}}=\frac{1}{3}{{S}_{\Delta ABC}}.SH=\frac{1}{3}.AH.\frac{1}{2}.AB.BC.\sin \widehat{ABC} \) \( =\frac{1}{6}.AH.a.a\sqrt{3}.\sin {{60}^{0}}=AH.\frac{{{a}^{2}}}{4} \)

 \( {{V}_{\min }}\Leftrightarrow A{{H}_{\min }}\Leftrightarrow AH\bot BC  \) tại H.

 \( \sin \widehat{ABH}=\frac{AH}{AB}\Rightarrow AH=a.\sin {{60}^{0}}=\frac{a\sqrt{3}}{2} \)

 \( \Rightarrow {{V}_{\min }}=\frac{a\sqrt{3}}{2}.\frac{{{a}^{2}}}{4}=\frac{{{a}^{3}}\sqrt{3}}{8} \)

.

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các bài toán mới!

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh a. Hình chiếu vuông góc của S trên đáy là điểm H trên cạnh AC sao cho AH=2/3AC; mặt phẳng (SBC) tạo với đáy một góc 60O

Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh a. Hình chiếu vuông góc của S trên đáy là điểm H trên cạnh AC sao cho \( AH=\frac{2}{3}AC  \); mặt phẳng (SBC) tạo với đáy một góc 60O. Thể tích khối chóp S.ABC là

A. \( \frac{{{a}^{3}}\sqrt{3}}{12} \)

B.  \( \frac{{{a}^{3}}\sqrt{3}}{48} \)                               

C.  \( \frac{{{a}^{3}}\sqrt{3}}{36} \)                               

D.  \( \frac{{{a}^{3}}\sqrt{3}}{24} \)

Hướng dẫn giải:

Đáp án B.

Gọi M là trung điểm của BC.

 \( N\in CM:\frac{CN}{CM}=\frac{CH}{CA}=\frac{1}{3} \) \( \Rightarrow \text{H}N//AM \) .

Mà  \( \Delta ABC  \) đều nên  \( AM\bot BC\Rightarrow HN\bot BC\Rightarrow BC\bot \left( SHN \right) \)

Nên  \( \widehat{\left( (SBC),(ABC) \right)}=\widehat{\left( SN,HN \right)}=\widehat{SNH}={{60}^{0}} \).

Do  \( \Delta ABC  \) đều nên  \( AM=\frac{a\sqrt{3}}{2}\Rightarrow HN=\frac{1}{3}AM=\frac{a\sqrt{3}}{6} \)

 \( \Delta SHN  \) vuông tại H có  \( SH=HN.\sin \widehat{SNH}=\frac{a\sqrt{3}}{6}.\sin {{60}^{0}}=\frac{a}{4} \).

\({{V}_{S.ABC}}=\frac{1}{3}SH.{{S}_{\Delta ABC}}=\frac{1}{3}.\frac{a}{4}.\frac{{{a}^{2}}\sqrt{3}}{4}=\frac{{{a}^{3}}\sqrt{3}}{48}\)

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các bài toán mới!

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a, hình chiếu vuông góc của S trên mặt phẳng (ABCD) trùng với trung điểm của cạnh AD; gọi M là trung điểm của CD; cạnh bên SB hợp với đáy góc 60O

Hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a, hình chiếu vuông góc của S trên mặt phẳng (ABCD) trùng với trung điểm của cạnh AD; gọi M là trung điểm của CD; cạnh bên SB hợp với đáy góc 60O. Tính theo a thể tích của khối chóp S.ABM.

A. \( \frac{{{a}^{3}}\sqrt{15}}{3} \)

B.  \( \frac{{{a}^{3}}\sqrt{15}}{6} \)                               

C.  \( \frac{{{a}^{3}}\sqrt{15}}{4} \)                               

D.  \( \frac{{{a}^{3}}\sqrt{15}}{12} \)

Hướng dẫn giải:

Đáp án D.

Ta có: \({{S}_{\Delta ABM}}=\frac{1}{2}{{S}_{ABCD}}=\frac{1}{2}{{a}^{2}}\)

Gọi I là hình chiếu vuông góc của S trên mặt phẳng (ABCD).

 \( IB=\sqrt{I{{A}^{2}}+A{{B}^{2}}}=\sqrt{{{\left( \frac{a}{2} \right)}^{2}}+{{a}^{2}}}=\frac{a\sqrt{5}}{2} \)

Ta có: IB là hình chiếu vuông góc của SB lên mặt phẳng (ABCD)  \( \Rightarrow \widehat{\left( SB,(ABCD) \right)}=\widehat{\left( SB,IB \right)}={{60}^{0}} \)

Ta có:  \( SI=IB.\tan {{60}^{0}}=\frac{a\sqrt{15}}{2} \)

 \( \Rightarrow {{V}_{S.ABM}}=\frac{1}{3}.SI.{{S}_{\Delta ABM}}=\frac{1}{3}.\frac{a\sqrt{15}}{2}.\frac{1}{2}{{a}^{2}}=\frac{{{a}^{3}}\sqrt{15}}{12} \)

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các bài toán mới!

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình thang vuông tại A và D, AB = AD = a, CD = 2a. Hình chiếu của đỉnh S lên mặt phẳng (ABCD) trùng với trung điểm của BD. Biết thể tích tứ diện SBCD bằng a^3/√6

Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình thang vuông tại A và D, AB = AD = a, CD = 2a. Hình chiếu của đỉnh S lên mặt phẳng (ABCD) trùng với trung điểm của BD. Biết thể tích tứ diện SBCD bằng \( \frac{{{a}^{3}}}{\sqrt{6}} \). Khoảng cách từ đỉnh A đến mặt phẳng (SBC) là

A. \(\frac{a\sqrt{3}}{2}\)

B. \(\frac{a\sqrt{2}}{6}\)

C. \(\frac{a\sqrt{3}}{6}\) 

D. \(\frac{a\sqrt{6}}{4}\)

Hướng dẫn giải:

Đáp án D.

Gọi M là trung điểm của CD thì ta có ABMD là hình vuông cạnh a do đó  \( BC=BD=a\sqrt{2} \)

 \( \Rightarrow C{{D}^{2}}=4{{a}^{2}}=B{{C}^{2}}+B{{D}^{2}} \) do đó tam giác BCD vuông cân tại B.

Gọi H là trung điểm của BD thì  \( SH\bot (ABCD) \).

Khi \({{V}_{S.BCD}}=\frac{1}{3}SH.\frac{1}{2}BD.BC\)\(\Rightarrow SH=\frac{6.\frac{{{a}^{3}}}{\sqrt{6}}}{2{{a}^{2}}}=\frac{a\sqrt{6}}{2}\)

Hạ  \( HI\bot SB  \).

Vì ABMD là hình vuông nên H là trung điểm của AM và ta có AMCB là hình bình hành do đó AH // BC

 \( \Rightarrow {{d}_{\left( A,(SBC) \right)}}={{d}_{\left( H,(SBC) \right)}}=HI  \).

Khi đó:  \( \frac{1}{H{{I}^{2}}}=\frac{1}{S{{H}^{2}}}+\frac{1}{H{{B}^{2}}}=\frac{4}{6{{a}^{2}}}+\frac{2}{{{a}^{2}}}=\frac{8}{3{{a}^{2}}} \)  \( \Rightarrow HI=\frac{a\sqrt{6}}{4} \) hay  \( {{d}_{\left( A,(SBC) \right)}}=\frac{a\sqrt{6}}{4} \).

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các bài toán mới!

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật, mặt bên SAD là tam giác vuông tại S. Hình chiếu vuông góc của S trên mặt phẳng đáy là điểm H thuộc cạnh AD sao cho HA = 3HD. Biết rằng SA=2a√3 và SC tạo với đáy một góc bằng 30O

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật, mặt bên SAD là tam giác vuông tại S. Hình chiếu vuông góc của S trên mặt phẳng đáy là điểm H thuộc cạnh AD sao cho HA = 3HD. Biết rằng \( SA=2a\sqrt{3} \) và SC tạo với đáy một góc bằng 30O. Tính theo a thể tích V của khối chóp S.ABCD.

A. \( V=8\sqrt{6}{{a}^{3}} \)

B.  \( V=\frac{8\sqrt{6}{{a}^{3}}}{3} \)                         

C.  \( V=8\sqrt{2}{{a}^{3}} \)             

D.  \( V=\frac{8\sqrt{6}{{a}^{3}}}{9} \)

Hướng dẫn giải:

Đáp án B.

 \( S{{H}^{2}}=HD.HA=3H{{D}^{2}}\Rightarrow SH=\sqrt{3}HD  \)

Có:  \( \left\{ \begin{align}  & \tan \widehat{SDH}=\frac{SH}{DH}=\sqrt{3} \\& \tan \widehat{SDH}=\frac{SA}{SD} \\ \end{align} \right.\Rightarrow \frac{SA}{SD}=\sqrt{3} \)

 \( \Rightarrow SD=\frac{SA}{\sqrt{3}}=2a\Rightarrow DA=\sqrt{S{{D}^{2}}+S{{A}^{2}}}=4a  \)

 \( DH=\frac{1}{4}DA=a  \)

Tam giác SHC có  \( \tan \widehat{SCH}=\frac{SH}{HC}\Rightarrow \tan {{30}^{0}}=\frac{SH}{HC}\) \( \Rightarrow HC=\frac{SH}{\tan {{30}^{0}}}=3a \) 

Tam giác DHC có \(DC=\sqrt{D{{H}^{2}}+H{{C}^{2}}}=2\sqrt{2}a\)

Vậy  \( {{V}_{S.ABCD}}=\frac{1}{3}SH.AD.DC=\frac{1}{3}.\sqrt{3}a.4a.2\sqrt{2}a=\frac{8\sqrt{6}{{a}^{3}}}{3} \)

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các bài toán mới!

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình chữ nhật; AB = a, AD = 2a. Tam giác SAB cân tại S và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy. Góc giữa đường thẳng SC và mặt phẳng (ABCD) bằng 45O

Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình chữ nhật; AB = a, AD = 2a. Tam giác SAB cân tại S và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy. Góc giữa đường thẳng SC và mặt phẳng (ABCD) bằng 45O. Gọi M là trung điểm của SD. Tính theo a khoảng cách d từ điểm M đến (SAC).

A. \( d=\frac{a\sqrt{1513}}{89} \)

B.  \( d=\frac{2a\sqrt{1315}}{89} \)           

C.  \( d=\frac{a\sqrt{1315}}{89} \)            

D.  \( d=\frac{2a\sqrt{1513}}{89} \)

Hướng dẫn giải:

Đáp án A.

Gọi H là trung điểm AB  \( \Rightarrow SH\bot (ABCD) \).

Xét  \( \Delta BCH  \) vuông tại B, có  \( CH=\sqrt{4{{a}^{2}}+\frac{1}{4}{{a}^{2}}}=\frac{a\sqrt{17}}{2} \)

Xét  \( \Delta SHC  \) vuông cân tại H, có:  \( SH=\frac{a\sqrt{17}}{2};SC=\frac{a\sqrt{34}}{2} \)

Xét  \( \Delta SAH  \) vuông tại H, có  \( SA=\sqrt{\frac{17{{a}^{2}}}{4}+\frac{{{a}^{2}}}{4}}=\frac{3a\sqrt{2}}{2} \),

Xét  \( \Delta ABC  \) vuông tại B, có  \( AC=\sqrt{{{a}^{2}}+4{{a}^{2}}}=a\sqrt{5} \) \( \Rightarrow {{S}_{\Delta SAC}}=\frac{\sqrt{89}{{a}^{2}}}{4} \)

Ta có:  \( {{V}_{S.ABCD}}=V=\frac{1}{3}.SH.{{S}_{ABCD}}=\frac{{{a}^{3}}\sqrt{17}}{3} \);  \( {{V}_{S.ACD}}=\frac{1}{2}V=\frac{{{a}^{3}}\sqrt{17}}{6} \)

\({{V}_{S.ACM}}=\frac{1}{2}{{V}_{S.ACD}}=\frac{{{a}^{3}}\sqrt{17}}{12}\)

Mà  \( {{V}_{S.MAC}}=\frac{1}{3}.d.{{S}_{\Delta SAC}}=\frac{\sqrt{89}{{a}^{2}}}{12}.d  \) \( \Rightarrow d=\frac{a\sqrt{1513}}{89} \)

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các bài toán mới!

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang vuông tại A và B, BC=12AD=a. Tam giác SAB đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy, góc giữa SC và mặt phẳng (ABCD) bằng α sao cho tanα=√15/5

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang vuông tại A và B, \( BC=\frac{1}{2}AD=a  \). Tam giác SAB đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy, góc giữa SC và mặt phẳng (ABCD) bằng  \( \alpha  \) sao cho  \( \tan \alpha =\frac{\sqrt{15}}{5} \). Tính thể tích khối chóp S.ACD theo a.

A. \( {{V}_{S.ACD}}=\frac{{{a}^{3}}}{2} \)

B.  \( {{V}_{S.ACD}}=\frac{{{a}^{3}}}{3} \)                

C.  \( {{V}_{S.ACD}}=\frac{{{a}^{3}}\sqrt{2}}{6} \)   

D.  \( {{V}_{S.ACD}}=\frac{{{a}^{3}}\sqrt{3}}{6} \)

Hướng dẫn giải:

Đáp án D.

Gọi H là trung điểm AB, từ giả thiết ta có:  \( SH\bot (ABCD) \), \(\widehat{\left( SC,(ABCD) \right)}=\widehat{SCH}=\alpha \).

Đặt  \( AB=x  \), ta có:  \( HC=\sqrt{B{{H}^{2}}+B{{C}^{2}}}=\sqrt{\frac{{{x}^{2}}}{4}+{{a}^{2}}} \),  \( SH=HC.\tan \alpha =\sqrt{\frac{{{x}^{2}}}{4}+{{a}^{2}}}.\frac{\sqrt{15}}{5} \).

Mặt khác:  \( SH=\frac{x\sqrt{3}}{2} \).

Vậy ta có:  \( \sqrt{\frac{{{x}^{2}}}{4}+{{a}^{2}}}.\frac{\sqrt{15}}{5}=\frac{x\sqrt{3}}{2}\Leftrightarrow x=a  \).

\({{S}_{ABCD}}=\frac{(AD+BC).AB}{2}=\frac{3{{a}^{2}}}{2}\); \({{S}_{ACD}}=\frac{2}{3}{{S}_{ABCD}}={{a}^{2}}\).

\({{V}_{S.ACD}}=\frac{1}{3}SH.{{S}_{ACD}}=\frac{{{a}^{3}}\sqrt{3}}{6}\)

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các bài toán mới!

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông và tam giác SAB đều nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy. Biết khoảng cách giữa hai đường thẳng SA và BD bằng √21

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông và tam giác SAB đều nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy. Biết khoảng cách giữa hai đường thẳng SA và BD bằng  \( \sqrt{21} \). Hãy cho biết cạnh đáy bằng bao nhiêu?

A. \( \sqrt{21} \)

B. 21             

C.  \( 7\sqrt{3} \)

D. 7

Hướng dẫn giải:

Đáp án D.

Giả sử AB = a. Gọi H là trung điểm của AB  \( \Rightarrow SH\bot AB\Rightarrow SH\bot (ABCD) \)

Ta có:

 \( \overrightarrow{SA}.\overrightarrow{BD}=\left( \overrightarrow{SH}+\overrightarrow{HA} \right).\left( \overrightarrow{BA}+\overrightarrow{BC} \right)=\overrightarrow{HA}.\overrightarrow{BA}=\frac{1}{2}{{a}^{2}} \)

 \( \Leftrightarrow {{a}^{2}}\sqrt{2}\cos \left( \overrightarrow{SA},\overrightarrow{BD} \right)=\frac{1}{2}{{a}^{2}} \) \( \Leftrightarrow \cos \left( \overrightarrow{SA},\overrightarrow{BD} \right)=\frac{1}{2\sqrt{2}}\Rightarrow \sin \left( SA,BD \right)=\sqrt{\frac{7}{8}} \)

 \( {{V}_{SABCD}}=\frac{1}{3}SH.AB.AD=\frac{1}{3}.\frac{a\sqrt{3}}{2}.{{a}^{2}}=\frac{\sqrt{3}}{6}{{a}^{3}} \) \( \Rightarrow {{V}_{SABD}}=\frac{\sqrt{3}}{12}{{a}^{3}} \).

 \( \Leftrightarrow \frac{1}{6}SA.BD.{{d}_{\left( SA,BD \right)}}.\sin \left( SA,BD \right)=\frac{\sqrt{3}}{12}{{a}^{3}} \) \( \Leftrightarrow \frac{1}{6}a.a\sqrt{2}.\sqrt{21}.\sqrt{\frac{7}{8}}=\frac{\sqrt{3}}{12}{{a}^{3}}\Leftrightarrow a=7 \)

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các bài toán mới!

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Cho hình chóp tứ giác S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh bằng a√2. Tam giác SAD cân tại S và mặt bên (SAD) vuông góc với mặt phẳng đáy. Biết thể tích khối chóp S.ABCD bằng 4/3a^3

(Đề Minh Họa – 2017) Cho hình chóp tứ giác S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh bằng  \( a\sqrt{2} \). Tam giác SAD cân tại S và mặt bên (SAD) vuông góc với mặt phẳng đáy. Biết thể tích khối chóp S.ABCD bằng  \(\frac{4}{3}{{a}^{3}} \). Tính khoảng cách h từ B đến mặt phẳng (SCD).

A. \( h=\frac{4}{3}a \)   

B.  \( h=\frac{3}{2}a  \)   

C.  \( h=\frac{2\sqrt{5}}{5}a  \)             

D.  \( h=\frac{\sqrt{6}}{3}a  \)

Hướng dẫn giải:

Đáp án A.

Gọi H là trung điểm của AD. Nên  \( SH\bot AD  \)

 \( \left\{ \begin{align} & (SAD)\bot (ABCD) \\  & (SAD)\cap (ABCD)=AD \\  & AD\bot SH \\ \end{align} \right. \) \( \Rightarrow SH\bot (ABCD) \)

Ta có:  \( {{S}_{ABCD}}=2{{a}^{2}} \)

 \( \Rightarrow SH=\frac{3V}{{{S}_{ABCD}}}=\frac{3.\frac{4{{a}^{3}}}{3}}{2{{a}^{2}}}=2a  \)

Gọi I là hình chiếu của H lên SD

\({{d}_{\left( B,(SCD) \right)}}={{d}_{\left( A,(SCD) \right)}}=2{{d}_{\left( H,(SCD) \right)}}=2IH\)

Mà  \( IH=\frac{SH.HD}{SD}=\frac{SH.HD}{\sqrt{S{{H}^{2}}+H{{D}^{2}}}} \) \( =\frac{2a.\frac{a\sqrt{2}}{2}}{\sqrt{{{\left( 2a \right)}^{2}}+{{\left( \frac{a\sqrt{2}}{2} \right)}^{2}}}}=\frac{2}{3}a \)

Vậy  \( {{d}_{\left( B,(SCD) \right)}}=\frac{4}{3}a  \).

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các bài toán mới!

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Cho khối chóp S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh a, SA vuông góc với đáy và khoảng cách từ C đến mặt phẳng (SBD) bằng √3a/3

Cho khối chóp S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh a, SA vuông góc với đáy và khoảng cách từ C đến mặt phẳng (SBD) bằng \(\frac{a\sqrt{3}}{3}\). Tính thể tích V của khối chóp đã cho.

A. \( V=\frac{1}{2}{{a}^{3}} \)

B.  \( V={{a}^{3}} \)     

C.  \( V=\frac{1}{3}{{a}^{3}} \)                                      

D.  \( V=\frac{\sqrt{3}}{9}{{a}^{3}} \)

Hướng dẫn giải:

Đáp án C.

Gọi  \( O=AC\cap BD  \), gọi H là hình chiếu của A lên SO.

Vì O là trung điểm của AC nên  \( {{d}_{\left( C,(SBD) \right)}}={{d}_{\left( A,(SBD) \right)}} \)

Ta có: \( \left\{ \begin{align}& BD\bot AC \\ & BD\bot SA \\ \end{align} \right. \) \( \Rightarrow BD\bot (SAC)\Rightarrow (SBD)\bot (SAC) \)

 \( SO=\left( SAC \right)\cap \left( SBD \right) \)

 \( AH\bot SO\Rightarrow AH\bot \left( SBD \right) \)

 \( \Rightarrow AH={{d}_{\left( A,(SBD) \right)}}={{d}_{\left( C,(SBD) \right)}}=\frac{\sqrt{3}}{3}a  \)

Ta có:  \( AO=\frac{\sqrt{2}}{2}a  \)

Trong tam giác SAO vuông tại A:  \( \frac{1}{A{{H}^{2}}}=\frac{1}{S{{A}^{2}}}+\frac{1}{A{{O}^{2}}}\Rightarrow SA=a  \)

Vậy  \( {{V}_{S.ABCD}}=\frac{1}{3}.{{S}_{ABCD}}.SA=\frac{1}{3}{{a}^{3}} \)

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các bài toán mới!

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a, SA vuông góc với đáy ABCD, góc giữa hai mặt phẳng (SBD) và (ABCD) bằng 60O. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của SB, SC

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a, SA vuông góc với đáy ABCD, góc giữa hai mặt phẳng (SBD) và (ABCD) bằng 60O. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của SB, SC. Tính thể tích khối chóp S.ADNM.

A. \( \frac{{{a}^{3}}\sqrt{6}}{16} \)                                           

B.  \( \frac{{{a}^{3}}\sqrt{6}}{24} \)                               

C.  \( \frac{3{{a}^{3}}\sqrt{6}}{16} \)                            

D.  \( \frac{{{a}^{3}}\sqrt{6}}{8} \)

Hướng dẫn giải:

Đáp án A.

Gọi  \( O=AC\cap BD  \).

 \( AO\bot BD\Rightarrow SO\bot BD  \). Nên góc của  \( \left( SBD \right) \) và  \( \left( ABCD \right) \) là góc  \( \widehat{SOA}={{60}^{0}} \).

 \( {{V}_{S.ADN}}=\frac{1}{2}{{V}_{S.ADC}}=\frac{1}{4}{{V}_{S.ABCD}} \) và  \( {{V}_{S.AMN}}=\frac{1}{2}.\frac{1}{2}{{V}_{S.ABC}}=\frac{1}{8}{{V}_{S.ABCD}} \).

 \( \Rightarrow {{V}_{S.ADMN}}={{V}_{S.ADN}}+{{V}_{S.AMN}}=\frac{3}{8}{{V}_{S.ABCD}} \)

 \( SA=AO.\tan \widehat{SOA}=\frac{a\sqrt{2}}{2}\tan {{60}^{0}}=\frac{a\sqrt{6}}{2} \) \( \Rightarrow {{V}_{S.ABCD}}=\frac{1}{3}{{S}_{ABCD}}.SA=\frac{{{a}^{3}}\sqrt{6}}{6} \)

 \( \Rightarrow {{V}_{S.ADMN}}=\frac{3}{8}.\frac{{{a}^{3}}\sqrt{6}}{6}=\frac{{{a}^{3}}\sqrt{6}}{16} \)

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các bài toán mới!

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật có AB = a, AD = 2a; SA vuông góc với đáy, khoảng cách từ A đến (SCD) bằng a/2

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật có AB = a, AD = 2a; SA vuông góc với đáy, khoảng cách từ A đến (SCD) bằng  \( \frac{a}{2} \). Tính thể tích của khối chóp theo a.

A. \( \frac{4\sqrt{15}}{45}{{a}^{3}} \)

B.  \( \frac{4\sqrt{15}}{15}{{a}^{3}} \)                          

C.  \( \frac{2\sqrt{5}}{15}{{a}^{3}} \)                            

D.  \( \frac{2\sqrt{5}}{45}{{a}^{3}} \)

Hướng dẫn giải:

Đáp án A.

Gọi H là hình chiếu vuông góc của điểm A trên đường thẳng SD.

Ta có: \( \left\{ \begin{align} & AH\bot SD \\  & AH\bot CD \\ \end{align} \right.\Rightarrow AH\bot \left( SCD \right) \) \( \Rightarrow AH={{d}_{\left( A,(SCD) \right)}}=\frac{a}{2} \)

 \( \Delta SAD  \) vuộng tại A có đường cao AH nên

 \( \frac{1}{A{{H}^{2}}}=\frac{1}{S{{A}^{2}}}+\frac{1}{A{{D}^{2}}} \) \( \Leftrightarrow \frac{1}{S{{A}^{2}}}=\frac{1}{A{{H}^{2}}}-\frac{1}{A{{D}^{2}}}=\frac{15}{4{{a}^{2}}}\Rightarrow SA=\frac{2a\sqrt{15}}{15} \)

Vậy:  \( V=\frac{1}{3}AB.AD.SA=\frac{1}{3}a.2a.\frac{2a\sqrt{15}}{15}=\frac{4{{a}^{3}}\sqrt{15}}{45} \)

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các bài toán mới!

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Cho S.ABCD có AB=5√3, BC=3√3, góc BADˆ=BCDˆ=900, SA = 9 và SA vuông góc với đáy. Biết thể tích khối chóp S.ABCD bằng 66√3

Cho S.ABCD có  \( AB=5\sqrt{3} \),  \( BC=3\sqrt{3} \), góc  \( \widehat{BAD}=\widehat{BCD}={{90}^{0}} \), SA = 9 và SA vuông góc với đáy. Biết thể tích khối chóp S.ABCD bằng  \( 66\sqrt{3} \), tính cotan của góc giữa mặt phẳng (SBD) và mặt đáy.

A. \( \frac{20\sqrt{273}}{819} \)

B.  \( \frac{\sqrt{91}}{9} \)  

C.  \( \frac{3\sqrt{273}}{20} \)

D.  \( \frac{9\sqrt{91}}{9} \)

Hướng dẫn giải:

Đáp án A.

Ta có:  \( {{V}_{S.ABCD}}=\frac{1}{3}.SA.{{S}_{ABCD}} \) \( \Leftrightarrow 66\sqrt{3}=\frac{1}{3}.9.{{S}_{ABCD}}\Leftrightarrow {{S}_{ABCD}}=44\sqrt{3} \)

Suy ra:  \( \frac{1}{2}AB.AD+\frac{1}{2}BC.CD=44\sqrt{3} \) \( \Leftrightarrow 5AD+3CD=44 \) (1)

Áp dụng định lí Pitago trong 2 tam giác vuông ABD và BCD, ta có:

 \( A{{B}^{2}}+A{{D}^{2}}=B{{D}^{2}}=B{{C}^{2}}+C{{D}^{2}} \) \( \Leftrightarrow C{{D}^{2}}-A{{D}^{2}}=48 \) (2)

Từ (1) và (2) suy ra: \( \left[ \begin{align} & AD=4 \\  & AD=\frac{47}{2} \\ \end{align} \right. \)

 \( AD=\frac{47}{2} \) không thỏa mãn do từ (1) ta có:  \( AD<\frac{44}{5}\Rightarrow AD=4 \).

Trong tam giác ABD, dựng  \( AH\bot BD  \) lại có  \( SA\bot BD\Rightarrow BD\bot SH  \)

Vậy góc giữa (SBD) và đáy là góc  \( \widehat{SHA} \).

Dễ tính:  \( BD=\sqrt{91} \),  \( AH=\frac{AB.AD}{BD}=\frac{20\sqrt{273}}{91} \),  \( \cot \widehat{SHA}=\frac{AH}{SA}=\frac{20\sqrt{273}}{819} \).

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các bài toán mới!

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Cho hình chóp S.ABC có đáy là tam giác ABC vuông tại C, AB = 2a, AC = a và SA vuông góc với mặt phẳng (ABC). Biết góc giữa hai mặt phẳng (SAB) và (SBC) bằng 60O

Cho hình chóp S.ABC có đáy là tam giác ABC vuông tại C, AB = 2a, AC = a và SA vuông góc với mặt phẳng (ABC). Biết góc giữa hai mặt phẳng (SAB) và (SBC) bằng 60O. Tính thể tích của khối chóp S.ABC.

A. \( \frac{{{a}^{3}}\sqrt{2}}{6} \)

B.  \( \frac{{{a}^{3}}\sqrt{6}}{12} \)                               

C.  \( \frac{{{a}^{3}}\sqrt{6}}{4} \)           

D.  \( \frac{{{a}^{3}}\sqrt{2}}{2} \)

Hướng dẫn giải:

Đáp án B.

Trong  \( \Delta ABC  \) kẻ  \( CH\bot AB\Rightarrow CH\bot \left( SAB \right)\Rightarrow CH\bot SB  \) (1)

 \( BC=\sqrt{A{{B}^{2}}-A{{C}^{2}}}=a\sqrt{3} \)

 \( BH.BA=B{{C}^{2}}\Rightarrow BH=\frac{3a}{2} \),  \( CH=\sqrt{B{{C}^{2}}-B{{H}^{2}}}=\frac{\sqrt{3}}{2}a  \)

Trong  \( \Delta SAB  \) kẻ  \( HK\bot SB\Rightarrow CK\bot SB  \) (2)

Từ (1), (2)  \( \Rightarrow HK\bot SB  \)

Góc giữa hai mặt phẳng (SAB) và (SBC) là  \( \widehat{CKH}={{60}^{0}} \).

Trong tam giác vuông CKH có  \( HK=CH.\cot {{60}^{0}}=\frac{1}{2}a  \),  \( BK=\sqrt{B{{H}^{2}}-H{{K}^{2}}}=a\sqrt{2} \).

 \( \Delta SAB ∽ \Delta HKB  \) (g.g) nên  \( \frac{SA}{HK}=\frac{AB}{BK}=\frac{2a}{a\sqrt{2}}\Rightarrow SA=\frac{a}{\sqrt{2}} \)

Thể tích hình chóp S.ABC là  \( V=\frac{1}{3}SA.{{S}_{\Delta ABC}}=\frac{1}{3}.\frac{a}{\sqrt{2}}.\frac{1}{2}.a\sqrt{3}.a=\frac{{{a}^{3}}\sqrt{6}}{12} \)

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các bài toán mới!

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác đều, SA⊥(ABC). Mặt phẳng (SBC) cách A một khoảng bằng a và hợp với mặt phẳng (ABC) góc 30O

Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác đều,  \( SA\bot (ABC) \). Mặt phẳng (SBC) cách A một khoảng bằng a và hợp với mặt phẳng (ABC) góc 30O. Thể tích của khối chóp S.ABC bằng

A. \( \frac{8{{a}^{3}}}{9} \)    

B.  \( \frac{8{{a}^{3}}}{3} \) 

C.  \( \frac{\sqrt{3}{{a}^{3}}}{12} \)                     

D.  \( \frac{4{{a}^{3}}}{9} \)

Hướng dẫn giải:

Đáp án A.

Gọi I là trung điểm của BC suy ra góc giữa mặt phẳng (SBC) và mặt phẳng (ABC) là  \( \widehat{SIA}={{30}^{0}} \).

H là hình chiếu vuông góc của A trên SI suy ra  \( {{d}_{\left( A,(SBC) \right)}}=AH=a  \).

Xét tam giác AHI vuông tại H suy ra  \( AI=\frac{AH}{\sin {{30}^{0}}}=2a  \).

Giả sữ tam giác đều ABC có cạnh bằng x, mà AI là đường cao suy ra  \( 2a=\frac{\sqrt{3}}{2}x\Leftrightarrow x=\frac{4a}{\sqrt{3}} \).

Diện tích tam giác đều ABC là:  \( {{S}_{\Delta ABC}}={{\left( \frac{4a}{\sqrt{3}} \right)}^{2}}.\frac{\sqrt{3}}{4}=\frac{4{{a}^{2}}\sqrt{3}}{3} \).

Xét tam giác SAI vuông tại A suy ra  \( SA=AI.\tan {{30}^{0}}=\frac{2a}{\sqrt{3}} \).

Vậy  \( {{V}_{S.ABC}}=\frac{1}{3}.{{S}_{\Delta ABC}}.SA=\frac{1}{3}.\frac{4{{a}^{2}}\sqrt{3}}{3}.\frac{2a}{\sqrt{3}}=\frac{8{{a}^{3}}}{9} \)

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các bài toán mới!

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Cho khối chóp S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh a, SA vuông góc với đáy và khoảng cách từ A đến mặt phẳng (SBC) bằng √2a/2

(THPTQG – 2017 – 105) Cho khối chóp S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh a, SA vuông góc với đáy và khoảng cách từ A đến mặt phẳng (SBC) bằng  \( \frac{\sqrt{2}}{2}a  \). Thể tích của khối chóp đã cho.

A. \(\frac{1}{3}{{a}^{3}}\)

B. \({{a}^{3}}\)                  

C. \(\frac{\sqrt{3}}{9}{{a}^{3}}\)                           

D. \(\frac{1}{2}{{a}^{3}}\)

Hướng dẫn giải:

Đáp án A.

Ta có: \( \left\{ \begin{align}& BC\bot AB \\ & BC\bot SA \\ \end{align} \right.  \)\( \Rightarrow BC\bot \left( SAB \right)\supset AH\Rightarrow BC\bot AH  \)

Kẻ  \( AH\bot \left( SBC \right)\Rightarrow AH\bot \left( SBC \right) \)

Suy ra:  \( {{d}_{\left( A,(SBC) \right)}}=AH=\frac{\sqrt{2}}{2}a  \)

Tam giác SAB vuông tại A có:  \( \frac{1}{A{{H}^{2}}}=\frac{1}{S{{A}^{2}}}+\frac{1}{A{{B}^{2}}}\Rightarrow SA=a  \)

Vậy  \( {{V}_{S.ABCD}}=\frac{1}{3}SA.{{S}_{ABCD}}=\frac{1}{3}{{a}^{3}} \).

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các bài toán mới!

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist