Tìm m để phương trình |f(x−1)+2|=m có 4 nghiệm thỏa mãn x1<x2<x3<1<x4

Cho hàm số \( y=f(x)=a{{x}^{3}}+b{{x}^{2}}+cx+d \) có bảng biến thiên như sau:

 

Tìm m để phương trình  \( \left| f(x-1)+2 \right|=m \) có 4 nghiệm thỏa mãn  \( {{x}_{1}}<{{x}_{2}}<{{x}_{3}}<1<{{x}_{4}} \).

A. \( 4<m<6 \).

B.  \( 3<m<6 \).               

C.  \( 2<m<6 \).              

D.  \( 2<m<4 \).

Hướng dẫn giải:

Chọn A

Đồ thị hàm số  \( y=\left| f(x-1)+2 \right| \) thu được bằng cách biến đổi đồ thị như sau:

+ Tịnh tiến đồ thị hàm số  \( y=f(x) \) sang phải 1 đơn vị, sau đó tịnh tiến lên trên 2 đơn vị ta được đồ thị hàm số  \( y=f(x-1)+2 \);

+ Với đồ thị hàm số  \( y=\left| f(x-1)+2 \right| \): Giữa nguyên phần nằm bên trên trục hoành, lấy đối xứng phần nằm bên dưới trục hoành qua trục hoành rồi xóa phần nằm bên dưới trục hoành đi.

Do đó ta có bảng biến thiên:

Dựa vào bảng biến thiên, ta suy ra:  \( 4<m<6 \).

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Cho hàm số bậc ba y=f(x) có f′(1)=3 và có đồ thị như hình vẽ bên. Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m và m∈[−10;10] để

Cho hàm số bậc ba \( y=f(x) \) có  \( {f}'(1)=3 \) và có đồ thị như hình vẽ bên. Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m và  \( m\in [-10;10] \) để phương trình  \( \ln \frac{f(x)}{3m{{x}^{2}}}+x[f(x)-3mx]=3m{{x}^{3}}-f(x) \) có hai nghiệm dương phân biệt?


A. 18.

B. 9.

C. 10.                               

D. 15.

Hướng dẫn giải:

Chọn B

Do yêu cầu bài toán là phương trình có hai nghiệm dương phân biệt nên ta chỉ xét  \( x>0 \). Giả sử  \( f(x)=a{{x}^{3}}+b{{x}^{2}}+cx+d \). Vì đồ thị đi qua các điểm  \( A\left( -\frac{5}{4};\frac{131}{64} \right),\text{ }B(0;4),\text{ }C(1;5) \) nên ta có:

 \( \left\{ \begin{align} & -\frac{125}{64}a+\frac{25}{16}b-\frac{5}{4}c+d=\frac{131}{64} \\  & d=4 \\  & a+b+c+d=5 \\ \end{align} \right. \)    (1)

Ta có  \( {f}'(1)=3\Leftrightarrow 3a+2b+c=3 \)  (2)

Từ (1) và (2), ta có:  \( \left\{ \begin{align}  & a=1 \\  & b=0 \\  & c=0 \\  & d=4 \\ \end{align} \right.\Rightarrow f(x)={{x}^{3}}+4 \).

Điều kiện:  \( \frac{f(x)}{3m{{x}^{2}}}>0\Rightarrow m>0 \).

 \( \ln \frac{f(x)}{3m{{x}^{2}}}+x[f(x)-3mx]=3m{{x}^{3}}-f(x) \)

 \( \Leftrightarrow \ln f(x)-\ln (3m{{x}^{2}})+x\left[ f(x-3m{{x}^{2}}) \right]+f(x)-3m{{x}^{2}}=0 \)

Nếu  \( f(x)>m{{x}^{2}} \) thì  \( \log f(x)>\log (m{{x}^{2}}) \) và  \( xf(x)>x(m{{x}^{2}}),\forall x>0\Rightarrow (3) \) vô nghiệm.

Tương tự nếu  \( f(x)<m{{x}^{2}} \) thì phương trình (3) vô nghiệm.

Do đó  \( f(x)=3m{{x}^{2}}\Leftrightarrow {{x}^{3}}+4=3m{{x}^{2}}\Leftrightarrow \frac{{{x}^{3}}+4}{3{{x}^{2}}}=m \), vì  \( x>0 \).

Xét hàm số  \( g(x)=\frac{{{x}^{3}}+4}{3{{x}^{2}}} \) với  \( x>0 \).

 \( {g}'(x)=\frac{3{{x}^{4}}-24x}{9{{x}^{4}}}=0\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & x=0\text{ }(\ell ) \\ & x=2\text{ }(n) \\ \end{align} \right. \).

Ta có bảng biến thiên:

Để phương trình  \( \frac{{{x}^{3}}+4}{3{{x}^{2}}}=m \) có hai nghiệm dương phân biệt thì  \( m>1 \).

Mà  \( m\in \mathbb{Z} \) và  \( m\in [-10;10] \) nên  \( m\in \{2;3;…;10\} \).

Vậy có 9 giá trị nguyên của tham số m thỏa yêu cầu bài toán.

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Số giá trị nguyên của m để phương trình f(1−xx+2)−2x+1x+2+m=0 có 4 nghiệm phân biệt

Cho hàm số f(x) liên tục trên \( \mathbb{R} \) và đồ thị của hàm số  \( y=f(1-x) \) như hình vẽ bên:

 

Số giá trị nguyên của m để phương trình  \( f\left( \frac{1-x}{x+2} \right)-\frac{2x+1}{x+2}+m=0 \) có 4 nghiệm phân biệt là:

A. 3.

B. 4.                                  

C. 2.                                  

D. 5.

Hướng dẫn giải:

Chọn A

Đặt  \( \frac{1-x}{x+2}=1-t\Leftrightarrow t=1-\frac{1-x}{x+2}=\frac{2x+1}{x+2} \). Phương trình trở thành:

 \( f(1-t)-t+m=0\Leftrightarrow f(1-t)=t-m \)   (*).

Yêu cầu bài toán  \( \Leftrightarrow \)  phương trình (*) có 4 nghiệm phân biệt.

Điều này tương đương với đồ thị của hai hàm số  \( (C):y=f(1-x);\text{ }d:y=x-m \) cắt nhau tại bốn điểm phân biệt.

Chú ý đường thẳng  \( y=x-m \) qua hai điểm  \( (m;0);\text{ }(0;-m) \) và song song hoặc trùng với đường thẳng  \( y=x \).

Vẽ đường thẳng  \( d:y=x-m \) trên cùng hệ trục tọa độ với đồ thị (C) như hình vẽ:

Từ đồ thị suy ra  \( d\cap (C) \) tại 4 điểm phân biệt khi và chỉ khi  \( -2<m<2\Rightarrow m\in \{-1;0;1\} \).

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Cho hàm số y=f(x)=2022x−2022−x+x+sinx. Có bao nhiêu giá trị nguyên của m để phương trình f(x+3)+f(x3−4x+m)=0 có ba nghiệm phân biệt

Cho hàm số  \( y=f(x)={{2022}^{x}}-{{2022}^{-x}}+x+\sin x \). Có bao nhiêu giá trị nguyên của m để phương trình  \( f(x+3)+f({{x}^{3}}-4x+m)=0 \) có ba nghiệm phân biệt?

A. 4.

B. 3.

C. 2.                                  

D. 5.

Hướng dẫn giải:

Chọn B

Xét hàm số  \( y=f(x)={{2022}^{x}}-{{2022}^{-x}}+x+\sin x \)

 \( \Rightarrow {f}'(x)={{2022}^{x}}\ln 2022+{{2022}^{-x}}\ln 2022+1+\cos x>0,\forall x\in \mathbb{R} \).

Suy ra  \( f(x) \) đồng biến trên  \( \mathbb{R} \).

Ta có  \( f(-x)={{2022}^{-x}}-{{2022}^{x}}-x-\sin x=-({{2022}^{x}}-{{2022}^{-x}}+x+\sin x)=-f(x) \).

Xét phương trình  \( f(x+3)+f({{x}^{3}}-4x+m)=0\Leftrightarrow f({{x}^{3}}-4x+m)=-f(x+3)=f(-x-3) \).

Vì f(x) đồng biến nên \(f({{x}^{3}}-4x+m)=f(-x-3)\)

\(\Leftrightarrow {{x}^{3}}-4x+m=-x-3\Leftrightarrow {{x}^{3}}-3x+3=-m\) (1)

Yêu cầu bài toán phương trình (1) phải có ba nghiệm phân biệt.

Xét hàm số  \( f(x)={{x}^{3}}-3x+3 \), ta có bảng biến thiên:

Dựa vào bảng biến thiên suy ra:  \( 1<-m<5\Leftrightarrow -5<m<-1\Leftrightarrow \left[ \begin{align}  & m=-4 \\  & m=-3 \\  & m=-2 \\ \end{align} \right. \).

Vậy có 3 giá trị nguyên của m.

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Cho các hàm số y=f(x);y=f(f(x)); y=f(x^2+2x−1) có đồ thị lần lượt là (C1);(C2);(C3). Đường thẳng x=2 cắt (C1);(C2);(C3) lần lượt tại A, B, C

Cho các hàm số \( y=f(x);y=f\left( f(x) \right) \);  \( y=f({{x}^{2}}+2x-1) \) có đồ thị lần lượt là  \( ({{C}_{1}});({{C}_{2}});({{C}_{3}}) \). Đường thẳng  \( x=2 \) cắt  \( ({{C}_{1}});({{C}_{2}});({{C}_{3}}) \) lần lượt tại A, B, C. Biết rằng phương trình tiếp tuyến của  \( ({{C}_{1}}) \) tại A và của  \( ({{C}_{2}}) \) tại B lần lượt là  \( y=2x+3 \) và  \( y=8x+5 \). Phương trình tiếp tuyến của  \( ({{C}_{3}}) \) tại C là:

A. \( y=8x-9 \).

B.  \( y=12x+3 \).            

C.  \( y=24x-27 \).           

D.  \( y=4x+1 \).

Hướng dẫn giải:

Chọn C

+ Phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số  \( y=f(x) \) tại điểm  \( x=2 \):

 \( y={f}'(2)(x-2)+f(2)={f}'(2)x-2{f}'(2)+f(2) \).

Thực hiện phép đồng nhất thức với phương trình tiếp tuyến  \( y=2x+3 \) ta được:

 \( \left\{ \begin{align}  & {f}'(2)=2 \\  & -2{f}'(2)+f(2)=3 \\ \end{align} \right. \) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{align}  & {f}'(2)=2 \\  & f(2)=7 \\ \end{align} \right. \).

+ Phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số  \( y=f\left( f(x) \right) \) tại điểm  \( x=2 \):

 \( y={f}'(2).{f}’\left( f(2) \right).(x-2)+f\left( f(2) \right)=2{f}'(7).(x-2)+f(7)=2{f}'(7)x-4{f}'(7)+f(7) \).

Thực hiện phép đồng nhất thức với phương trình tiếp tuyến  \( y=8x+5 \) ta được:

 \( \left\{ \begin{align}  & 2{f}'(7)=8 \\  & -4{f}'(7)+f(7)=5 \\ \end{align} \right. \) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{align}  & {f}'(7)=4 \\  & f(7)=21 \\ \end{align} \right. \).

+ Phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số  \( y=f({{x}^{2}}+2x-1) \) tại điểm  \( x=2 \) là:

 \( y=6{f}'(7).(x-2)+f(7)=24(x-2)+21=24x-27 \).

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m để phương trình 6f(x^2−4x)=m có ít nhất 3 nghiệm thực phân biệt thuộc khoảng (0;+∞)

Cho hàm số \( y=f(x) \) có bảng biến thiên như sau:

Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m để phương trình  \( 6f({{x}^{2}}-4x)=m \) có ít nhất 3 nghiệm thực phân biệt thuộc khoảng  \( (0;+\infty ) \)?

A.29.

B. 25.

C. 24.                               

D. 30.

Hướng dẫn giải:

Chọn D

Ta có:  \( 6f({{x}^{2}}-4x)=m\Leftrightarrow f({{x}^{2}}-4x)=\frac{m}{6} \).

Đặt  \( u={{x}^{2}}-4x\Rightarrow {u}’=0\Leftrightarrow x=2 \).

Để phương trình  \( f({{x}^{2}}-4x)=\frac{m}{6} \) có ít nhất 3 nghiệm phân biệt thuộc  \( (0;+\infty ) \):

 \( -3<\frac{m}{6}\le 2\Leftrightarrow -18<m\le 12 \).

Vậy có 30 giá trị nguyên của tham số m.

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Cho f(x)=x^3−3x^2+1. Phương trình √f(f(x)+1)+1=f(x)+2 có số nghiệm thực là

Cho \( f(x)={{x}^{3}}-3{{x}^{2}}+1 \). Phương trình  \( \sqrt{f\left( f(x)+1 \right)+1}=f(x)+2 \) có số nghiệm thực là:

A. 7.

B. 6.                                  

C. 4.                                  

D. 9.

Hướng dẫn giải:

Chọn A

Đặt  \( t=f(x)+1\Rightarrow t={{x}^{3}}-3{{x}^{2}}+2 \)  (*)

Suy ra  \( {t}’=3{{x}^{2}}-6x \). Khi đó  \( {t}’=0\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & x=0 \\  & x=2 \\ \end{align} \right. \).

Ta có, bảng biến thiên:

Khi đó  \( \sqrt{f\left( f(x)+1 \right)+1}=f(x)+2 \) trở thành:

 \( \sqrt{f(t)+1}=t+1\Leftrightarrow \left\{ \begin{align}  & t\ge -1 \\  & f(t)+1={{t}^{2}}+2t+1 \\ \end{align} \right. \) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{align} & t\ge -1 \\  & {{t}^{3}}-4{{t}^{2}}-2t+1=0 \\ \end{align} \right. \).

Từ bảng biến thiên ta có:

+ Với  \( t=a\in (-1;0) \), phương trình (*) có 3 nghiệm phân biệt.

+ Với  \( t=b\in (0;1) \), phương trình (*) có 3 nghiệm phân biệt khác 3 nghiệm trên.

+ Với  \( t=c\in (4;5) \), phương trình (*) có 1 nghiệm khác 6 nghiệm trên.

Vậy phương trình đã cho có 7 nghiệm.

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Số nghiệm thực phân biệt của phương trình f(ef(x)+f(x))=1 là

Hàm số y = f(x) có đồ thị là đường cong trong hình vẽ. Số nghiệm thực phân biệt của phương trình \( f\left( {{e}^{f(x)}}+f(x) \right)=1 \) là:

A. 2.

B. 4.

C. 6.                                  

D. 8.

Hướng dẫn giải:

Chọn C

Dựa vào đồ thị hàm số ta có  \( f(x)=1\Leftrightarrow \left[ \begin{align}& x=-1 \\  & x=1 \\ \end{align} \right. \).

Đặt  \( t=f(x) \), khi đó ta có phương trình  \( f\left( {{e}^{f(x)}}+f(x) \right)=1 \) (*) trở thành  \( f({{e}^{t}}+t)=1\Leftrightarrow \left[ \begin{align}& {{e}^{t}}+t=-1 \\  & {{e}^{t}}+t=1 \\ \end{align} \right. \) \( f({{e}^{t}}+t)=1\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & {{e}^{t}}+t=-1 \\  & {{e}^{t}}+t=1 \\ \end{align} \right. \).

Xét hàm số  \( g(t)={{e}^{t}}+t \) là hàm số đồng biến trên  \( \mathbb{R} \) nên ta có phương trình  \( {{e}^{t}}+t=1 \) có nghiệm duy nhất  \( t=0 \).

Xét phương trình  \( {{e}^{t}}+t=-1 \), dựa vào sự tương giao của đồ thị hàm số  \( g(t)={{e}^{t}}+t \) và đường thẳng  \( y=-1 \) ta có phương trình có nghiệm duy nhất  \( t=a\in (-2;-1) \).

Dựa vào sự tương giao của đồ thị ta có:

+ Với  \( t=0\Rightarrow f(x)=0 \) nên phương trình có 2 nghiệm thì phương trình (*) có 4 nghiệm.

+ Với  \( t=a\in (-2;-1)\Rightarrow f(x)=a\in (-2;-1) \) nên phương trình có 2 nghiệm phân biệt.

Vậy phương trình đã cho có 6 nghiệm.

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m sao cho phương trình m+3m+3logx-√3√3=logx có 3 nghiệm phân biệt

Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m sao cho phương trình \( \sqrt[3]{m+3\sqrt[3]{m+3\log x}}=\log x \) có 3 nghiệm phân biệt?

A. 2.

B. 1.

C. 3.                                  

D. 4.

Hướng dẫn giải:

Chọn C

Điều kiện:  \( x>0 \).

Đặt  \( t=\sqrt[3]{m+3\log x}\Rightarrow {{t}^{3}}=m+3\log x\Rightarrow m={{t}^{3}}-3\log x \).

Phương trình đã cho trở thành:  \( \sqrt[3]{{{t}^{3}}-3\log x+3t}=\log x \)

 \( \Leftrightarrow {{t}^{3}}-3\log x+3t={{\log }^{3}}x\Leftrightarrow {{t}^{3}}+3t={{\log }^{3}}x+3\log x \)  (1).

Xét hàm số  \( f(u)={{u}^{3}}+3u \) liên tục trên  \( \mathbb{R} \).

 \( \Rightarrow {f}'(u)=3{{u}^{2}}+3>0,\forall u\in \mathbb{R} \).

 \( \Rightarrow  \) Hàm số  \( y=f(u) \) đồng biến trên  \( \mathbb{R} \)   (2).

Khi đó, phương trình (1) trở thành:  \( f(t)=f(\log x) \)   (3).

Từ (2) và (3)  \( \Leftrightarrow t=\log x\Leftrightarrow \sqrt[3]{m+3\log x}=\log x\Leftrightarrow m={{\log }^{3}}x-3\log x \)   (4).

Đặt  \( v=\log x \).

Ta có bảng biến thiên:

Ta thấy: ứng với một nghiệm \( v\in \mathbb{R} \) sẽ cho ra một nghiệm  \( x\in (0;+\infty ) \).

Phương trình (4) trở thành:  \( m={{v}^{3}}-3v \).

Đặt  \( g(v)={{v}^{3}}-3v\Rightarrow {g}'(v)=3{{v}^{2}}-3=0\Leftrightarrow v=\pm 1 \).

Bảng biến thiên:

Yêu cầu bài toán  \( \Leftrightarrow m=g(x) \) có ba nghiệm  phân biệt  \( \Leftrightarrow -2<m<2 \).

Mà  \( m\in \mathbb{Z} \) nên  \( m\in \{-1;0;1\} \).

Vậy có 3 giá trị nguyên của tham số m m thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Có bao nhiêu số nguyên a để phương trình f(∣x^2−4x∣−3)=a có không ít hơn 10 nghiệm thực phân biệt

Cho hàm số đa thức bậc bốn \( y=f(x) \) có đồ thị như hình vẽ bên.

Có bao nhiêu số nguyên a để phương trình  \( f\left( \left| {{x}^{2}}-4x \right|-3 \right)=a \) có không ít hơn 10 nghiệm thực phân biệt?

A. 4.

B. 6.                                  

C. 2.                                  

D. 8.

Hướng dẫn giải:

Chọn A

Đặt  \( t=\left| {{x}^{2}}-4x \right|-3 \).

Ta có:  \( {t}'(x)=\frac{{{x}^{2}}-4x}{\left| {{x}^{2}}-4x \right|}.(2x-4); \) \( {t}'(x)=0\Leftrightarrow \left[ \begin{align}  & {{x}^{2}}-4x=0 \\  & 2x-4=0 \\ \end{align} \right. \) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{align}  & x=0 \\  & x=4 \\  & x=2 \\ \end{align} \right. \).

Bảng biến thiên:

Nhận thấy:

+ Với  \( t<-3 \) thì vô nghiệm x.

+ Với  \( t=-3 \) thì có 2 nghiệm x.

+ Với  \( t\in (-3;1) \) thì có 4 nghiệm x.

+ Với  \( t=1 \) thì có 3 nghiệm x.

+ Với  \( t>1 \) có 2 nghiệm x.

Khi đó ta có phương trình  \( f(t)=a \)  (1). Từ đồ thị hàm số f(x) ta có:

+ Nếu  \( a<-2 \) thì (1) có 2 nghiệm phân biệt  \( t>1 \) hoặc vô nghiệm  \( \Rightarrow \)  Phương trình đã cho có số nghiệm không lớn hơn 4.

+ Nếu  \( a=-2 \) thì (1) có 3 nghiệm phân biệt trong đó 1 nghiệm  \( t\in (-3;0) \) và 2 nghiệm  \( t>1\Rightarrow \) Phương trình đã cho có 8 nghiệm.

+ Nếu  \( a\in (-2;0) \) thì (1) có 4 nghiệm phân biệt trong đó có 1 nghiệm  \( t\in (-3;1) \) và 1 nghiệm  \( t>1 \) và nghiệm  \( t=1;t=-3\Rightarrow  \)Phương trình đã cho có 11 nghiệm phân biệt.

+ Nếu  \( a\in (0;2] \) thì (1) có 4 nghiệm phân biệt trong đó 2 nghiệm  \( t\in (-3;1) \) và 1 nghiệm  \( t<-3 \) và 1 nghiệm  \( t>1\Rightarrow  \) Phương trình đã cho có 10 nghiệm phân biệt.

+ Nếu  \( \left\{ \begin{align}  & a>2 \\  & a\in \mathbb{Z} \\ \end{align} \right. \) thì (1) có 2 nghiệm phân biệt trong đó 1 nghiệm  \( t<-3 \) và 1 nghiệm  \( t>1\Rightarrow \)  Phương trình đã cho có 2 nghiệm phân biệt.

Vậy với  \( -2<a\le 2 \) thì phương trình đã cho có không ít hơn 10 nghiệm phân biệt, do đó có 4 số nguyên a cần tìm.

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Cho hàm số y=x^4−(3m+2)x^2+3m có đồ thị là (Cm). Tìm m để đường thẳng d:y=−1 cắt đồ thị (Cm) tại 4 điểm phân biệt đều có hoành độ nhỏ hơn 2

Cho hàm số \( y={{x}^{4}}-\left( 3m+2 \right){{x}^{2}}+3m  \) có đồ thị là (Cm). Tìm m để đường thẳng  \( d:y=-1 \) cắt đồ thị (Cm) tại 4 điểm phân biệt đều có hoành độ nhỏ hơn 2.

A. \( -\frac{1}{3}<m<1 \) và \( m\ne 0 \)                

B.  \( -\frac{1}{2}<m<1 \) và m\ne 0           

C.  \( -\frac{1}{2}<m<\frac{1}{2} \) và  \( m\ne 0 \)                           

D.  \( -\frac{1}{3}<m<\frac{1}{2} \) và  \( m\ne 0 \)

Hướng dẫn giải:

Đáp án A.

Phương trình hoành độ giao điểm của (Cm) và đường thẳng d là  \( {{x}^{4}}-\left( 3m+2 \right){{x}^{2}}+3m=-1 \)

 \( \Leftrightarrow {{x}^{4}}-\left( 3m+2 \right){{x}^{2}}+3m+1=0 \)

Đặt  \( t={{x}^{2}},\text{ }t\ge 0 \).

Phương trình trở thành:  \( {{t}^{2}}-\left( 3m+2 \right)t+3m+1=0 \)  (2)

 \( \Leftrightarrow \left[ \begin{align}  & t=1 \\  & t=3m+1 \\ \end{align} \right. \)

Đường thẳng  \( d:y=-1 \) cắt đồ thị (Cm) tại 4 điểm phân biệt đều có hoành độ nhỏ hơn 2 khi và chỉ khi phương trình (2) có hai nghiệm dương phân biệt t1, t2 thỏa mãn  \( 0<{{t}_{1}}<{{t}_{2}}<4 \)

 \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{align}  & 3m+1\ne 1 \\  & 0<3m+1<4 \\ \end{align} \right. \) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{align}  & m\ne 0 \\  & -\frac{1}{3}<m<1 \\ \end{align} \right. \)

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Tìm tất cả các giá trị của tham số m để đồ thị hàm số y=(m+1)x^4−2(2m−3)x^2+6m+5 cắt trục hoành tại 4 điểm phân biệt có các hoành độ x1,x2,x3,x4 thỏa mãn x1<x2<x3<1<x4

Tìm tất cả các giá trị của tham số m để đồ thị hàm số \( y=\left( m+1 \right){{x}^{4}}-2\left( 2m-3 \right){{x}^{2}}+6m+5 \) cắt trục hoành tại 4 điểm phân biệt có các hoành độ  \( {{x}_{1}},{{x}_{2}},{{x}_{3}},{{x}_{4}} \) thỏa mãn  \( {{x}_{1}}<{{x}_{2}}<{{x}_{3}}<1<{{x}_{4}} \).

A. \(m\in \left( -1;-\frac{5}{6} \right)\)

B. \(m\in \left( -3;-1 \right)\)

C. \(m\in \left( -3;1 \right)\)  

D. \(m\in \left( -4;-1 \right)\)

Hướng dẫn giải:

Đáp án D.

Phương trình hoành độ giao điểm của đồ thị hàm số và trục hoành là

 \( \left( m+1 \right){{x}^{4}}-2\left( 2m-3 \right){{x}^{2}}+6m+5=0 \)  (1)

Đặt  \( t={{x}^{2}}\ge 0 \) phương trình trở thành:  \( \left( m+1 \right){{t}^{2}}-2\left( 2m-3 \right)t+6m+5=0 \)  (2)

Cách 1:

 \( g(t)=\left( m+1 \right){{t}^{2}}-2\left( 2m-3 \right)t+6m+5 \)

Để phương trình (1) có 4 nghiệm phân biệt thì phương trình (2) phải có 2 nghiệm dương phân biệt

Hay  \( \left\{ \begin{align}  & m+1\ne 0 \\  & {\Delta }’>0 \\  & {{t}_{1}}.{{t}_{2}}>0 \\  & {{t}_{1}}+{{t}_{2}}>0 \\ \end{align} \right. \) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{align}  & m\ne -1 \\  & {{\left( 2m-3 \right)}^{2}}-\left( m+1 \right)\left( 6m+5 \right)>0 \\  & \frac{6m+5}{m+1}>0 \\  & \frac{2m-3}{m+1}>0 \\ \end{align} \right. \) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{align}  & m\ne -1 \\  & \frac{-23-\sqrt{561}}{4}<m<\frac{-23+\sqrt{561}}{4} \\  & m<-1\vee m>-\frac{5}{6} \\  & m<-1\vee m>\frac{3}{2} \\ \end{align} \right. \)   (*)

Để phương trình (1) có 4 nghiệm thỏa mãn  \( {{x}_{1}}<{{x}_{2}}<{{x}_{3}}<1<{{x}_{4}} \) thì phương trình (2) phải có 2 nghiệm thỏa  \( 0<{{t}_{1}}<1<{{t}_{2}} \)

 \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{align}  & {{t}_{1}}-1<0 \\  & {{t}_{2}}-1>0 \\ \end{align} \right.\Leftrightarrow \left( {{t}_{1}}-1 \right)\left( {{t}_{2}}-1 \right)<0 \) \( \Leftrightarrow {{t}_{1}}{{t}_{2}}-\left( {{t}_{1}}+{{t}_{2}} \right)+1<0 \)

 \( \Leftrightarrow \frac{6m+5}{m+1}-\frac{2\left( 2m-3 \right)}{m+1}+1<0 \) \( \Leftrightarrow \frac{3m+12}{m+1}<0\Leftrightarrow -4<m<-1 \)

Kết hợp với (*) ta có:  \( m\in \left( -4;-1 \right) \) thỏa yêu cầu bài toán.

Cách 2:

Để phương trình (1) có 4 nghiệm thỏa mãn  \( {{x}_{1}}<{{x}_{2}}<{{x}_{3}}<1<{{x}_{4}} \) thì phương trình (2) phải có 2 nghiệm thỏa  \( 0<{{t}_{1}}<1<{{t}_{2}} \)

Phương trình (2)  \( \Leftrightarrow m=\frac{-{{t}^{2}}-6t-5}{{{t}^{2}}-4t+6} \) (biểu thức  \( v \))

Xét hàm số  \( f(t)=\frac{-{{t}^{2}}-6t-5}{{{t}^{2}}-4t+6} \) với  \( t\in \left( 0;+\infty  \right) \).

Ta có f(t) liên tục trên  \( \left( 0;+\infty  \right) \) và có  \( {f}'(t)=\frac{10{{t}^{2}}-2t-56}{{{\left( {{t}^{2}}-4t+6 \right)}^{2}}} \)

 \( {f}'(t)=0\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & t=\frac{1-\sqrt{561}}{10}<0 \\  & t=\frac{1+\sqrt{561}}{10}>1 \\ \end{align} \right. \)

Bảng biến thiên

 

Dựa vào bảng biến thiên ta thấy đường thẳng y = m cắt đồ thị hàm số  \( f(t)=\frac{-{{t}^{2}}-6t-5}{{{t}^{2}}-4t+6} \) tại hai giao điểm có hoành độ thỏa  \( 0<{{t}_{1}}<1<{{t}_{2}} \) khi  \( -4<m<-1 \).

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Tất cả các giá trị thực của tham số m, để đồ thị hàm số y=x^4−2(2−m)x^2+m^2−2m−2 không cắt trục hoành

Tất cả các giá trị thực của tham số m, để đồ thị hàm số  \( y={{x}^{4}}-2\left( 2-m \right){{x}^{2}}+{{m}^{2}}-2m-2 \) không cắt trục hoành.

A. \( m\ge \sqrt{3}+1 \)

B.  \( m<3 \)                     

C.  \( m>\sqrt{3}+1 \)     

D.  \( m>3 \)

Hướng dẫn giải:

Đáp án C.

Xét phương trình hoành độ giao điểm  \( {{x}^{4}}-2\left( 2-m \right){{x}^{2}}+{{m}^{2}}-2m-2=0 \)     (1)

Đặt  \( t={{x}^{2}}\ge 0 \). Phương trình (1) trở thành  \( {{t}^{2}}-2\left( 2-m \right)t+{{m}^{2}}-2m-2=0 \)    (2)

Đồ thị hàm số không cắt trục hoành  \( \Leftrightarrow (1) \) vô nghiệm  \( \Leftrightarrow (2) \) vô nghiệm hoặc có nghiệm âm

Hay \(\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & {\Delta }’=-2m+6<0 \\ & \left\{\begin{matrix} {\Delta }’=-2m+6\ge 0 \\  2-m<0 \\  {{m}^{2}}-2m-2>0 \end{matrix}\right. \end{align} \right. \)

\(\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & m>3 \\ & \left\{\begin{matrix} m\le 3 \\  m>2 \\  m>1+\sqrt{3} \vee m<1-\sqrt{3} \end{matrix}\right. \end{align} \right. \)

 \( \Leftrightarrow \left[ \begin{align}  & m>3 \\  & 1+\sqrt{3}<m\le 3 \\ \end{align} \right.\Leftrightarrow m>1+\sqrt{3} \)

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Đường thẳng y=m^2 cắt đồ thị hàm số y=x^4−x^2−10 tại hai điểm phân biệt A, B sao cho tam giác OAB vuông (O là gốc tọa độ)

Đường thẳng \( y={{m}^{2}} \) cắt đồ thị hàm số  \( y={{x}^{4}}-{{x}^{2}}-10 \) tại hai điểm phân biệt A, B sao cho tam giác OAB vuông (O là gốc tọa độ). Mệnh đề nào sau đây đúng?

A. \( {{m}^{2}}\in \left( 5;7 \right) \)

B.  \( {{m}^{2}}\in \left( 3;5 \right) \)

C.  \( {{m}^{2}}\in \left( 1;3 \right) \)       

D.  \( {{m}^{2}}\in \left( 0;1 \right) \)

Hướng dẫn giải:

Đáp án C.

 \( {y}’=4{{x}^{3}}-2x=2x\left( 2{{x}^{2}}-1 \right) \);

 \( {y}’=0\Leftrightarrow \left[ \begin{align}  & x=0 \\  & x=\pm \frac{\sqrt{2}}{2} \\ \end{align} \right. \)

Bảng biến thiên:

Dựa vào bảng biến thiên, ta thấy đường thẳng  \( y={{m}^{2}}\ge 0 \) luôn phía trên trục hoành nên nó luôn cắt đồ thị hàm số tại hai điểm phân biệt A, B.

Gọi \( A\left( \sqrt{a};{{m}^{2}} \right)\) và  \( B\left( -\sqrt{a};{{m}^{2}} \right) \) là giao điểm của hai đồ thị đã cho, với a > 0.

Ta có:

+  \( A\in \left( C \right)\Leftrightarrow {{a}^{2}}-a-10={{m}^{2}} \) (1)

+ Tam giác OAB cân tại O nên tam giác OAB vuông tại O  \( \Leftrightarrow \overrightarrow{OA}.\overrightarrow{OB}=0\Leftrightarrow {{m}^{4}}=a  \) (2)

Từ (1) và (2), ta có:  \( {{m}^{8}}-{{m}^{4}}-{{m}^{2}}-10=0\Leftrightarrow {{t}^{4}}-{{t}^{2}}-t-10=0 \) với  \( t={{m}^{2}}>0 \).

 \( \Leftrightarrow \left( t-2 \right)\left( {{t}^{3}}+2{{t}^{2}}+3t+5 \right)=0 \) \( \Leftrightarrow t=2\Leftrightarrow {{m}^{2}}=2\in \left( 1;3 \right) \)

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Cho hàm số y=x^4+2mx^2+m (với m là tham số thực). Tập tất cả các giá trị của tham số m để đồ thị hàm số đã cho cắt đường thẳng y=−3 tại bốn điểm phân biệt, trong đó có một điểm có hoành độ lớn hơn 2 còn ba điểm kia có hoành độ nhỏ hơn 1

Cho hàm số  \( y={{x}^{4}}+2m{{x}^{2}}+m  \) (với m là tham số thực). Tập tất cả các giá trị của tham số m để đồ thị hàm số đã cho cắt đường thẳng  \( y=-3 \) tại bốn điểm phân biệt, trong đó có một điểm có hoành độ lớn hơn 2 còn ba điểm kia có hoành độ nhỏ hơn 1, là khoảng (a;b) (với  \( a,b\in \mathbb{Q} \); a, b là phân số tối giản). Khi đó, 15ab nhận giá trị nào sau đây?

A. \( -63 \)

B. 63             

C. 95                  

D.  \( -95 \)

Hướng dẫn giải:

Đáp án C.

Xét phương trình hoành độ giao điểm  \( {{x}^{4}}+2m{{x}^{2}}+m=-3 \). Đặt  \( {{x}^{2}}=t,t\ge 0 \).

Khi đó phương trình trở thành  \( {{t}^{2}}+2mt+m+3=0 \) (1) và đặt  \( f(t)={{t}^{2}}+2mt+m+3 \).

Để đồ thị hàm số cắt đường thẳng  \( y=-3 \) tại 4 điểm phân biệt thì phương trình (1) có hai nghiệm thỏa mãn  \( 0<{{t}_{1}}<{{t}_{2}} \) và khi đó hoành độ bốn giao điểm là  \( -\sqrt{{{t}_{2}}}<-\sqrt{{{t}_{1}}}<\sqrt{{{t}_{1}}}<\sqrt{{{t}_{2}}} \).

Do đó, từ điều kiện của bài toán suy ra  \( \left\{ \begin{align}  & \sqrt{{{t}_{1}}}<1 \\  &\sqrt{{{t}_{2}}}>2 \\ \end{align} \right. \) hay  \( 0<{{t}_{1}}<1<4<{{t}_{2}} \).

Điều này xảy ra khi và chỉ khi  \( \left\{ \begin{align}  & f(0)>0 \\  & f(1)<0 \\  & f(4)<0 \\\end{align} \right. \) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{align}  & m+3>0 \\  & 3m+4<0 \\  & 9m+19<0 \\ \end{align} \right.\Leftrightarrow -3<m<-\frac{19}{9} \)

Vậy  \( \left\{ \begin{align}  & a=-3 \\  & b=-\frac{19}{9} \\ \end{align} \right. \) nên  \( 15ab=95 \).

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Có bao nhiêu giá trị nguyên của m để đồ thị hàm số y=x^4−4x^3+(m−2)x^2+8x+4 cắt trục hoành tại đúng hai điểm có hoành độ lớn hơn 1

Có bao nhiêu giá trị nguyên của m để đồ thị hàm số \( y={{x}^{4}}-4{{x}^{3}}+\left( m-2 \right){{x}^{2}}+8x+4 \) cắt trục hoành tại đúng hai điểm có hoành độ lớn hơn 1.

A. 8

B. 7                                   

C. 5                                   

D. 3

Hướng dẫn giải:

Đáp án A.

Phương trình hoành độ giao điểm:  \( {{x}^{4}}-4{{x}^{3}}+\left( m-2 \right){{x}^{2}}+8x+4=0 \)

Đồ thị hàm số  \( y={{x}^{4}}-4{{x}^{3}}+\left( m-2 \right){{x}^{2}}+8x+4 \) cắt trục hoành tại đúng hai điểm có hoành độ lớn hơn 1  \( \Leftrightarrow  \) có đúng hai nghiệm lớn hơn 1.

 \( \left( * \right)\Leftrightarrow {{x}^{4}}-4{{x}^{3}}+8x+4=\left( 2-m \right){{x}^{2}} \) \( \Leftrightarrow 2-m={{x}^{2}}-4x+\frac{8}{x}+\frac{4}{{{x}^{2}}} \)

Đây là phương trình hoành độ giao điểm của (C):  \( y={{x}^{2}}-4x+\frac{8}{x}+\frac{4}{{{x}^{2}}} \) (x > 1) với đường thẳng  \( y=2-m  \) song song với trục hoành.

Xét hàm số  \( y={{x}^{2}}-4x+\frac{8}{x}+\frac{4}{{{x}^{2}}} \) (x > 1)

 \( {y}’=2x-4-\frac{8}{{{x}^{2}}}+\frac{4}{{{x}^{3}}}=\frac{2{{x}^{4}}-4{{x}^{3}}-8x-8}{{{x}^{2}}} \).

Cho  \( {y}’=0\Leftrightarrow \left[ \begin{align}  & x=1-\sqrt{3}\text{ }(l) \\  & x=1+\sqrt{3}\text{ }(n) \\ \end{align} \right. \)

Bảng biến thiên:

 

Dựa vào bảng biến thiên ta thấy, yêu cầu bài toán  \( \Leftrightarrow 0<2-m<9\Leftrightarrow -7<m<2 \)

Vì m nguyên nên  \( m\in \left\{ -6;-5;….,1 \right\} \)

Vậy có 8 giá trị nguyên của m thỏa bài toán.

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Một đường thẳng cắt đồ thị hàm số y=x^4−2x^2 tại 4 điểm phân biệt có hoành độ là 0,1,m,n. Tính S=m^2+n^2

Một đường thẳng cắt đồ thị hàm số  \( y={{x}^{4}}-2{{x}^{2}} \) tại 4 điểm phân biệt có hoành độ là  \( 0,1,m,n  \). Tính  \( S={{m}^{2}}+{{n}^{2}} \).

A. S = 1

B. S = 0

C. S = 3                           

D. S = 2.

Hướng dẫn giải:

Đáp án C.

Tọa độ các giao điểm lần lượt là A(0;0),  \( B\left( 1;-1 \right) \),  \( C\left( m;{{m}^{4}}-2{{m}^{2}} \right) \),  \( D\left( n;{{n}^{4}}-2{{n}^{2}} \right) \).

Đường thẳng qua các điểm A, B, C, D có phương trình:  \( y=-x  \).

Xét phương trình hoành độ giao điểm:  \( {{x}^{4}}-2{{x}^{2}}=-x\Leftrightarrow {{x}^{4}}-2{{x}^{2}}+x=0 \)

 \( \Leftrightarrow \left[ \begin{align}  & x=0 \\  & x=1 \\  & {{x}^{2}}+x-1=0\text{ }(*) \\ \end{align} \right. \)

Vậy m, n là các nghiệm của phương trình (*).

Khi đó:  \( S={{m}^{2}}+{{n}^{2}}={{\left( m+n \right)}^{2}}-2mn=3 \)

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Cho hàm số y=x^4−3x^2−2. Tìm số thực dương m để đường thẳng y = m cắt đồ thị hàm số tại 2 điểm phân biệt A, B sao cho tam giác OAB vuông tại O, trong đó O là gốc tọa độ

Cho hàm số \( y={{x}^{4}}-3{{x}^{2}}-2 \). Tìm số thực dương m để đường thẳng y = m cắt đồ thị hàm số tại 2 điểm phân biệt A, B sao cho tam giác OAB vuông tại O, trong đó O là gốc tọa độ.

A. m = 2

B.  \( m=\frac{3}{2} \)    

C. m = 3                          

D. m = 1

Hướng dẫn giải:

Đáp án A.

Hoành độ giao điểm của hai đồ thị hàm số là nghiệm của phương trình:  \( {{x}^{4}}-3{{x}^{2}}-2=m\) \( \Leftrightarrow {{x}^{4}}-3{{x}^{2}}-2-m=0 \)  (1)

Vì  \( m>0\Leftrightarrow -2-m<0 \) hay phương trình (1) luôn có hai nghiệm phân biệt thỏa mãn:

 \( {{x}^{2}}=\frac{3+\sqrt{4m+17}}{2} \) \( \Rightarrow {{x}_{1}}=\sqrt{\frac{3+\sqrt{4m+17}}{2}} \) và  \( {{x}_{2}}=-\sqrt{\frac{3+\sqrt{4m+17}}{2}} \).

Khi đó: \(A\left( {{x}_{1}};m \right)\), \(B\left( {{x}_{2}};m \right)\).

Ta có tam giác OAB vuông tại O, trong đó O là gốc tọa độ  \( \Leftrightarrow \overrightarrow{OA}.\overrightarrow{OB}=0\Leftrightarrow {{x}_{1}}{{x}_{2}}+{{m}^{2}}=0 \)

 \( \Leftrightarrow \frac{3+\sqrt{4m+17}}{2}={{m}^{2}} \) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{align}  & 2{{m}^{2}}-3\ge 0 \\  & 4{{m}^{4}}-12{{m}^{2}}-4m-8=0 \\ \end{align} \right. \) \( \underset{2{{m}^{2}}-3\ge 0}{\overset{m>0}{\longleftrightarrow}}m=2 \)

Vậy m = 2 là giá trị cần tìm.

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Tập tất cả các giá trị của tham số m để phương trình x^4−2mx^2+(2m−1)=0 có 4 nghiệm thực phân biệt

Tập tất cả các giá trị của tham số m để phương trình \( {{x}^{4}}-2m{{x}^{2}}+(2m-1)=0 \) có 4 nghiệm thực phân biệt là

A. \( \left( \frac{1}{2};+\infty \right)\backslash \left\{ 1 \right\} \)                    

B.  \( \left( 1;+\infty  \right) \)  

C.  \( \left( \frac{1}{2};+\infty  \right) \)                   

D.  \( \mathbb{R} \)

Hướng dẫn giải:

Đáp án A.

Xét phương trình:  \( {{x}^{4}}-2m{{x}^{2}}+(2m-1)=0 \).

Đặt  \( t={{x}^{2}}\text{ }\left( t\ge 0 \right) \).

Phương trình đã cho trở thành  \( {{t}^{2}}-2mt+(2m-1)=0 \) (*)

Để phương trình ban đầu có 4 nghiệm thực phân biệt thì phương trình (*) có hai nghiệm phân biệt dương.

 \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{align} & {\Delta }’>0 \\  & S>0 \\  & P>0 \\ \end{align} \right. \) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{align}  & {{m}^{2}}-2m+1>0 \\  & 2m>0 \\  & 2m-1>0 \\ \end{align} \right. \)

 \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{align}  & \forall m\ne 1 \\  & m>0 \\  & m>\frac{1}{2} \\ \end{align} \right. \) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{align}  & m>\frac{1}{2} \\  & m\ne 1 \\ \end{align} \right. \)

Hay  \( \left( \frac{1}{2};+\infty  \right)\backslash \left\{ 1 \right\} \)

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Cho đồ thị hàm số y=(2x+1)/(x+1). Tìm k để đường thẳng d:y=kx+2k+1 cắt tại hai điểm phân biệt A, B sao cho khoảng cách từ A đến trục hoành bằng khoảng cách từ B đến trục hoành.

Cho đồ thị hàm số \( y=\frac{2x+1}{x+1} \). Tìm k để đường thẳng  \( d:y=kx+2k+1 \) cắt tại hai điểm phân biệt A, B sao cho khoảng cách từ A đến trục hoành bằng khoảng cách từ B đến trục hoành.

A. 1

B. \( \frac{2}{5} \)           

C.  \( -3 \)                          

D.  \( -2 \)

Hướng dẫn giải:

Đáp án C.

Phương trình hoành độ giao điểm:  \( \frac{2x+1}{x+1}=kx+2k+1 \) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{align}  & x\ne -1 \\  & k{{x}^{2}}+\left( 3k-1 \right)x+2k=0\text{  }(1) \\ \end{align} \right. \)

Yêu cầu bài toán tương dương có hai nghiệm phân biệt x1, x2 sao cho  \( \left| k{{x}_{1}}+2k+1 \right|=\left| k{{x}_{2}}+2k+1 \right| \)

 \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{align}  & k\ne 0 \\  & \Delta ={{k}^{2}}-6k+1>0 \\  & k\left( {{x}_{1}}+{{x}_{2}} \right)+4k+2=0 \\ \end{align} \right. \) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{align}  & k\ne 0 \\  & {{k}^{2}}-6k+1>0 \\  & 1-3k+4k+2=0 \\ \end{align} \right.\Leftrightarrow k=-3 \).

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Có bao nhiêu số nguyên dương m sao cho đường thẳng y=x+m cắt đồ thị hàm số y=(2x−1)/(x+1) tại hai điểm phân biệt M, N sao cho MN≤10

Có bao nhiêu số nguyên dương m sao cho đường thẳng \( y=x+m  \) cắt đồ thị hàm số  \( y=\frac{2x-1}{x+1} \) tại hai điểm phân biệt M, N sao cho  \( MN\le 10 \).

A. 2

B. 3

C. 1                                   

D. 4

Hướng dẫn giải:

Đáp án D.

Điều kiện xác định của hàm số:  \( x\ne -1 \)

Phương trình hoành độ giao điểm:  \( \frac{2x-1}{x+1}=x+m  \)

 \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{align}  & {{x}^{2}}+\left( m-1 \right)x+m+1=0 \\  & x\ne -1 \\ \end{align} \right. \)

Đường thẳng  \( y=x+m  \) cắt đồ thị hàm số  \( y=\frac{2x-1}{x+1} \) tại hai điểm phân biệt M, N khi và chỉ khi phương trình  \( {{x}^{2}}+\left( m-1 \right)x+m+1=0 \) có hai nghiệm phân biệt khác -1.

 \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{align}  & \Delta >0 \\  & x\ne -1 \\ \end{align} \right. \) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{align} & {{m}^{2}}-6m-3>0 \\ & 3\ne 0 \\ \end{align} \right. \) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{align}  & m<3-2\sqrt{3} \\ & m>3+2\sqrt{3} \\ \end{align} \right. \) (*)

Gọi  \( M\left( {{x}_{1}};{{x}_{1}}+m \right) \),  \( N\left( {{x}_{2}};{{x}_{2}}+m \right) \) là tọa độ giao điểm đường thẳng  \( y=x+m  \) và đồ thị hàm số  \( y=\frac{2x-1}{x+1} \).

Theo bài cho  \( MN\le 10\Leftrightarrow \sqrt{2{{\left( {{x}_{2}}-{{x}_{1}} \right)}^{2}}}\le 10 \) \( \Leftrightarrow {{\left( {{x}_{1}}+{{x}_{2}} \right)}^{2}}-4{{x}_{1}}{{x}_{2}}\le 50 \)

Áp dụng định lí Viet cho phương trình  \( {{x}^{2}}+\left( m-1 \right)x+m+1=0 \), ta có:  \( \left\{ \begin{align}  & {{x}_{1}}+{{x}_{2}}=1-m \\  & {{x}_{1}}.{{x}_{2}}=m+1 \\ \end{align} \right. \)

Ta có: \(MN\le 10\Leftrightarrow {{\left( {{x}_{1}}+{{x}_{2}} \right)}^{2}}-4{{x}_{1}}{{x}_{2}}\le 50\)\(\Leftrightarrow {{m}^{2}}-6m-53\le 0\Leftrightarrow 3-\sqrt{62}\le m\le 3+\sqrt{62}\)

Kết hợp với (*) thì  \( m\in \left( 3-\sqrt{62};3-2\sqrt{3} \right)\cup \left( 3+2\sqrt{3};3+\sqrt{62} \right) \)

Mà  \( m\in {{\mathbb{Z}}^{*}}\xrightarrow{{}}m\in \left\{ 7;8;9;10 \right\} \)

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Cho hàm số y=2x/(x−1) có đồ thị là (C). Tìm tập hợp tất cả các giá trị a∈R để qua điểm M(0;a) có thể kẻ được đường thẳng cắt (C) tại hai điểm phân biệt đối xứng nhau qua điểm M

Cho hàm số \( y=\frac{2x}{x-1} \) có đồ thị là (C). Tìm tập hợp tất cả các giá trị  \( a\in \mathbb{R} \) để qua điểm  \( M\left( 0;a \right) \) có thể kẻ được đường thẳng cắt (C) tại hai điểm phân biệt đối xứng nhau qua điểm M.

A. \( \left( -\infty ;0 \right)\cup \left( 2;+\infty \right) \)                                    

B.  \( \left( 3;+\infty  \right) \)  

C.  \( \left( -\infty ;0 \right) \)                                     

D.  \( \left( -\infty ;-1 \right]\cup \left[ 3;+\infty  \right) \)

Hướng dẫn giải:

Đáp án A.

Đường thẳng có hệ số góc k đi qua điểm M(0;a) có dạng  \( y=kx+a  \).

Phương trình hoành độ giao điểm của đồ thị (C) và đường thẳng  \( y=kx+a  \) là:

 \( \frac{2x}{x-1}=kx+a\Leftrightarrow \left\{ \begin{align}  & x\ne 1 \\  & 2x=k{{x}^{2}}-kx+ax-a \\ \end{align} \right. \) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{align}  & x\ne 1 \\  & k{{x}^{2}}+\left( a-k-2 \right)x-a=0\text{ }(*) \\ \end{align} \right. \)

Ta cần tìm điều kiện của a để phương trình (*) có hai nghiệm phân biệt x1, x2 khác 1 và thỏa mãn  \( \frac{{{x}_{1}}+{{x}_{2}}}{2}=0\Leftrightarrow {{x}_{1}}+{{x}_{2}}=0 \)

Điều kiện này tương đương với  \( \left\{ \begin{align}  & k\ne 0 \\  & {{\left( a-k-2 \right)}^{2}}+4ka>0 \\  & k{{.1}^{2}}+\left( a-k-2 \right).1-a\ne 0 \\  & {{x}_{1}}+{{x}_{2}}=0 \\ \end{align} \right. \)

 \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{align}  & k\ne 0 \\  & {{\left( a-k-2 \right)}^{2}}+4ka>0 \\  & -2\ne 0 \\  & \frac{k+2-a}{k}=0 \\ \end{align} \right. \)

\(\Leftrightarrow \left\{ \begin{align} & k\ne 0 \\ & k=a-2 \\ & 4\left( a-2 \right)a>0 \\ \end{align} \right.\)\(\Leftrightarrow \left\{ \begin{align}  & a-2\ne 0 \\  & k=a-2 \\ & a\in \left( -\infty ;0 \right)\cup \left( 2;+\infty  \right) \\ \end{align} \right.\Rightarrow a\in \left( -\infty ;0 \right)\cup \left( 2;+\infty  \right)\)

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Cho hàm số y=(3x+2)/(x+2) (C) và đường thẳng d:y=ax+2b−4. Đường thẳng d cắt (C) tại A, B đối xứng nhau qua gốc tọa độ O, khi đó T=a+b bằng

Cho hàm số \( y=\frac{3x+2}{x+2} \) (C) và đường thẳng  \( d:y=ax+2b-4 \). Đường thẳng d cắt (C) tại A, B đối xứng nhau qua gốc tọa độ O, khi đó  \( T=a+b  \) bằng

A. T = 2

B. \( T=\frac{5}{2} \)     

C. T = 4                           

D.  \( T=\frac{7}{2} \)

Hướng dẫn giải:

Đáp án D.

Xét phương trình hoành độ:  \( \frac{3x+2}{x+2}=ax+2b-4,\text{ }x\ne -2 \)

 \( \Leftrightarrow a{{x}^{2}}+\left( 2a+2b-7 \right)x-10=0 \) (*)

Đường thẳng d cắt (C) tại hai điểm phân biệt A, B khi phương trình (*) có hai nghiệm phân biệt

 \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{align}  & a\ne 0 \\  & {{\left( 2a+2b-7 \right)}^{2}}-4a\left( 4b-10 \right)>0 \\  & 4\ne 0 \\ \end{align} \right. \) (**)

Gọi  \( A\left( {{x}_{1}};a{{x}_{1}}+2b-4 \right) \),  \( B\left( {{x}_{2}};a{{x}_{2}}+2b-4 \right) \).

Do A, B đối xứng nhau qua gốc O nên  \( \left\{ \begin{align}  & {{x}_{1}}+{{x}_{2}}=0 \\  & 4b-8=0 \\ \end{align} \right. \)

 \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{align}  & {{x}_{1}}+{{x}_{2}}=0 \\  & b=2 \\ \end{align} \right. \)

Theo Viet của phương trình (*), ta có:  \( {{x}_{1}}+{{x}_{2}}=\frac{7-2a-2b}{a}\Rightarrow \frac{7-2a-2b}{a}=0 \)

 \( \Leftrightarrow 7-2a-2b=0\Rightarrow a=\frac{3}{2} \)

Thay  \( \left\{ \begin{align}  & a=\frac{3}{2} \\  & b=2 \\ \end{align} \right. \) vào điều kiện (**) thấy thỏa mãn.

Vậy  \( a+b=\frac{7}{2} \).

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

đường thẳng d:y=−3x+m cắt đồ thị hàm số y=(2x+1)/(x−1) (C) tại hai điểm phân biệt A, B sao cho trọng tâm tam giác OAB thuộc đường thẳng Δ:x−2y−2=0, với O là gốc tọa độ

Giả sử \( m=-\frac{b}{a},\text{ }a,b\in {{\mathbb{Z}}^{+}},\text{ }\left( a,b \right)=1 \) là giá trị thực của tham số m để đường thẳng  \( d:y=-3x+m  \) cắt đồ thị hàm số  \( y=\frac{2x+1}{x-1} \) (C) tại hai điểm phân biệt A, B sao cho trọng tâm tam giác OAB thuộc đường thẳng  \( \Delta :x-2y-2=0 \), với O là gốc tọa độ. Tính  \( a+2b  \).

A. 2

B. 5

C. 11                                

D. 21

Hướng dẫn giải:

Đáp án D.

Phương trình hoành độ giao điểm:  \( \frac{2x+1}{x-1}=-3x+m,\text{ }x\ne 1 \)

 \( \Rightarrow 3{{x}^{2}}-\left( m+1 \right)x+m+1=0 \) (*)

Để (C) cắt d tại hai điểm phân biệt thì (*) phải có hai nghiệm phân biệt khác 1.

Suy ra  \( \left\{ \begin{align}  & {{\left( m+1 \right)}^{2}}-12\left( m+1 \right)>0 \\  & {{3.1}^{2}}-\left( m+1 \right).1+\left( m+1 \right)\ne 0 \\ \end{align} \right. \) \( \Rightarrow \left[ \begin{align}  & m+1<0 \\  & m+1>12 \\ \end{align} \right. \)

 \( \Leftrightarrow \left[ \begin{align}  & m<-1 \\  & m>11 \\ \end{align} \right. \)

Khi đó:  \( A\left( {{x}_{1}};-3{{x}_{1}}+m \right) \),  \( B\left( {{x}_{2}};-3{{x}_{2}}+m \right) \) với x1 và x2 là nghiệm của phương trình (*) đồng thời thỏa mãn  \( {{x}_{1}}+{{x}_{2}}=\frac{m+1}{3} \).

Gọi G là trọng tâm của  \( \Delta OAB  \), ta có:  \( G\left( \frac{m+1}{9};\frac{m-1}{3} \right) \)

Mà  \( G\in \Delta  \) nên  \( \frac{m+1}{9}-2.\frac{m-1}{3}-2=0\Rightarrow m=-\frac{11}{5} \).

Suy ra  \( \left\{ \begin{align}  & a=11 \\  & b=5 \\ \end{align} \right. \).

Vậy  \( a+2b=21 \).

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Có bao nhiêu giá trị nguyên dương của tham số m để đường thẳng y=−3x+m cắt đồ thị hàm số y=(2x+1)/(x−1) tại hai điểm phân biệt A và B sao cho trọng tâm tam giác OAB (O là gốc tọa độ) thuộc đường thẳng x−2y−2=0

Có bao nhiêu giá trị nguyên dương của tham số m để đường thẳng \( y=-3x+m  \) cắt đồ thị hàm số  \( y=\frac{2x+1}{x-1} \) tại hai điểm phân biệt A và B sao cho trọng tâm tam giác OAB (O là gốc tọa độ) thuộc đường thẳng  \( x-2y-2=0 \)?

A. 2

B. 1

C. 0                                   

D. 3

Hướng dẫn giải:

Đáp án C.

Phương trình hoành độ giao điểm:  \( -3x+m=\frac{2x+1}{x-1} \)   (*)

Với điều kiện  \( x\ne 1 \),  \( (*)\Rightarrow 3{{x}^{2}}-(m+1)x+m+1=0 \) (1)

Đường thẳng \(y=-3x+m\) cắt đồ thị hàm số \(y=\frac{2x+1}{x-1}\) tại hai điểm phân biệt A và B khi và chỉ khi phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt khác 1, điều kiện:

 \( \left\{ \begin{align}  & {{(m+1)}^{2}}-12(m+1)>0 \\  & {{3.1}^{2}}-(m+1).1+m+1\ne 0 \\ \end{align} \right. \) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{align}  & {{m}^{2}}-10m-11>0 \\  & 3\ne 0 \\ \end{align} \right. \)

 \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{align}  & m<-1 \\  & m>11 \\ \end{align} \right. \)  (**)

Không mất tính tổng quát, giả sử  \( A\left( {{x}_{1}};-3{{x}_{1}}+m \right) \),  \( B\left( {{x}_{2}};-3{{x}_{2}}+m \right) \) với x1, x2 là hai nghiệm phân biệt phương trình (1).

Theo viet, ta có:  \( {{x}_{1}}+{{x}_{2}}=\frac{m+1}{3} \).

Gọi M là trung điểm AB, ta có:  \( M\left( \frac{m+1}{6};\frac{m-1}{2} \right) \).

Giả sử G(x;y) là trọng tâm tam giác OAB, ta có:

\(\overrightarrow{OG}=\frac{2}{3}\overrightarrow{OM}\Leftrightarrow \left\{ \begin{align} & x=\frac{2}{3}.\frac{m+1}{6} \\  & y=\frac{2}{3}.\frac{m-1}{2} \\ \end{align} \right.\)\(\Leftrightarrow \left\{ \begin{align}  & x=\frac{m+1}{9} \\  & y=\frac{m-1}{3} \\ \end{align} \right.\)

Vậy  \( G\left( \frac{m+1}{9};\frac{m-1}{3} \right) \).

Mặt khác, điểm G thuộc đường thẳng  \( x-2y-2=0 \) nên ta có:  \( \frac{m+1}{9}-2.\frac{m-1}{3}-2=0 \)

 \( \Leftrightarrow m=-\frac{11}{5} \) (thỏa mãn (**))

Do đó không có giá trị nguyên dương của m thỏa mãn yêu cầu bài toán.

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Cho hàm số y=(3x−2m)/(mx+1) với m là tham số. Biết rằng với mọi m≠0, đồ thị hàm số luôn cắt đường thẳng d:y=3x−3m tại hai điểm phân biệt A, B. Tích tất cả các giá trị của m tìm được để đường thẳng d cắt các trục Ox, Oy lần lượt tại C, D sao cho diện tích ΔOAB bằng 2 lần diện tích ΔOCD bằng

Cho hàm số \( y=\frac{3x-2m}{mx+1} \) với m là tham số. Biết rằng với mọi  \( m\ne 0 \), đồ thị hàm số luôn cắt đường thẳng  \( d:y=3x-3m  \) tại hai điểm phân biệt A, B. Tích tất cả các giá trị của m tìm được để đường thẳng d cắt các trục Ox, Oy lần lượt tại C, D sao cho diện tích  \( \Delta OAB  \) bằng 2 lần diện tích  \( \Delta OCD  \) bằng

A. \( -\frac{4}{9} \)                                           

B.  \( -4 \)           

C.  \( -1 \)           

D. 0

Hướng dẫn giải:

Đáp án A.

Với  \( m\ne 0 \), xét phương trình  \( \frac{3x-2m}{mx+1}=3x-3m\Leftrightarrow 3{{x}^{2}}-3mx-1=0 \) (*)

Gọi tọa độ các giao điểm của d với đồ thị hàm số đã cho là:  \( A\left( {{x}_{1}};3{{x}_{1}}-3m \right) \),  \( B\left( {{x}_{2}};3{{x}_{2}}-3m \right) \).

Tọa độ các điểm C, D là  \( C\left( m;0 \right) \) và  \( D\left( 0;-3m \right) \).

Gọi  \( h={{d}_{\left( O,d \right)}} \) thì h là chiều cao của các tam giác OAB và OCD.

Theo giả thiết:  \( {{S}_{\Delta OAB}}=2{{S}_{\Delta OCD}}\Leftrightarrow \frac{1}{2}AB.h=2.\frac{1}{2}.CD.h  \)

 \( \Leftrightarrow AB=2CD\Leftrightarrow A{{B}^{2}}=4C{{D}^{2}} \) \( {{\left( {{x}_{1}}-{{x}_{2}} \right)}^{2}}+{{\left[ 3\left( {{x}_{1}}-{{x}_{2}} \right) \right]}^{2}}=4\left[ {{m}^{2}}+{{(-3m)}^{2}} \right] \)

 \( \Leftrightarrow 10{{\left( {{x}_{1}}-{{x}_{2}} \right)}^{2}}=40{{m}^{2}}\Leftrightarrow {{\left( {{x}_{1}}+{{x}_{2}} \right)}^{2}}-4{{x}_{1}}{{x}_{2}}=4{{m}^{2}} \)

 \( \Leftrightarrow {{m}^{2}}+\frac{4}{3}=4{{m}^{2}}\Leftrightarrow {{m}^{2}}=\frac{4}{9}\Leftrightarrow m=\pm \frac{2}{3} \)

Vậy tích các giá trị của m là  \( -\frac{4}{9} \).

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Cho hàm số y=(x+3)/(x+1) có đồ thị (C) và đường thẳng d:y=x−m, với m là tham số thực. Biết rằng đường thẳng d cắt (C) tại hai điểm phân biệt A và B sao cho điểm G(2;−2) là trọng tâm của tam giác OAB (O là gốc tọa độ)

Cho hàm số \( y=\frac{x+3}{x+1} \) có đồ thị (C) và đường thẳng  \( d:y=x-m  \), với m là tham số thực. Biết rằng đường thẳng d cắt (C) tại hai điểm phân biệt A và B sao cho điểm  \( G\left( 2;-2 \right) \) là trọng tâm của tam giác OAB (O là gốc tọa độ). Giá trị của m bằng

A. 6

B. 3                                   

C.  \( -9 \)                          

D. 5

Hướng dẫn giải:

Đáp án A.

Hàm số  \( y=\frac{x+3}{x+1} \) có  \( {y}’=-\frac{2}{{{(x+1)}^{2}}}<0,\forall x\in D  \) và đường thẳng  \( d:y=x-m  \) có hệ số  \( a=1>0 \) nên d luôn cắt (C) tại hai điểm phân biệt  \( A\left( {{x}_{A}};{{y}_{A}} \right) \) và  \( B\left( {{x}_{B}};{{y}_{B}} \right) \) với mọi giá trị của tham số m.

Phương trình hoành độ giao điểm của d và (C) là:  \( \frac{x+3}{x+1}=x-m\Leftrightarrow {{x}^{2}}-mx-m-3=0 \)  \( \left( x\ne -1 \right) \)

Suy ra, xA, xB là 2 nghiệm của phương trình  \( {{x}^{2}}-mx-m-3=0 \).

Theo định lí Viet, ta có:  \( {{x}_{A}}+{{x}_{B}}=m  \).

Mặt khác,  \( G\left( 2;-2 \right) \) là trọng tâm của tam giác OAB nên  \( {{x}_{A}}+{{x}_{B}}+{{x}_{O}}=3{{x}_{G}} \).

 \( \Leftrightarrow {{x}_{A}}+{{x}_{B}}=6\Leftrightarrow m=6 \)

Vậy m = 6 thỏa mãn yêu cầu bài toán.

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Cho hàm số y=x/(x−1) (C) và đường thẳng d:y=−x+m. Gọi S là tập các số thực m để đường thẳng d cắt đồ thị (C) tại hai điểm phân biệt A, B sao cho tam giác OAB (O là gốc tọa độ) có bán kính đường tròn ngoại tiếp bằng 2√2

Cho hàm số \( y=\frac{x}{x-1} \) (C) và đường thẳng  \( d:y=-x+m  \). Gọi S là tập các số thực m để đường thẳng d cắt đồ thị (C) tại hai điểm phân biệt A, B sao cho tam giác OAB (O là gốc tọa độ) có bán kính đường tròn ngoại tiếp bằng  \( 2\sqrt{2} \). Tổng các phần tử của S bằng

A. 4

B. 3                                   

C. 0                                   

D. 8

Hướng dẫn giải:

Đáp án A.

Xét phương trình  \( \frac{x}{x-1}=-x+m  \), (điều kiện  \( x\ne 1 \)).

Phương trình tương đương  \( {{x}^{2}}-mx+m=0 \) (1).

Đồ thị (C) và đường thẳng d cắt nhau tại hai điểm phân biệt A và B khi và chỉ khi phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt  \( x\ne 1 \) điều kiện cần và đủ là  \( m<0\vee m>4 \).

Khi đó, hai giao điểm là  \( A\left( {{x}_{1}};-{{x}_{1}}+m \right) \);  \( B\left( {{x}_{2}};-{{x}_{2}}+m \right) \).

Ta có:  \( OA=\sqrt{{{m}^{2}}-2m} \);  \( OB=\sqrt{{{m}^{2}}-2m} \);  \( AB=\sqrt{2\left( {{m}^{2}}-4m \right)} \);  \( {{d}_{\left( O,d \right)}}=\frac{\left| m \right|}{\sqrt{2}} \).

 \( {{S}_{\Delta OAB}}=\frac{1}{2}.AB.{{d}_{\left( O,d \right)}}=\frac{1}{2}.\frac{\left| m \right|}{\sqrt{2}}.\sqrt{2\left( {{m}^{2}}-4m \right)}=\frac{OA.OB.AB}{4R} \)

 \( \Rightarrow \frac{1}{2}.\frac{\left| m \right|}{\sqrt{2}}.\sqrt{2\left( {{m}^{2}}-4m \right)}=\frac{\left( {{m}^{2}}-2m \right).\sqrt{2\left( {{m}^{2}}-4m \right)}}{4.2\sqrt{2}} \)

\(\Leftrightarrow {{m}^{2}}-2m=4\left| m \right|\Leftrightarrow \left[ \begin{align}  & m=0\text{ }(l) \\  & m=6\text{ }(n) \\  & m=-2\text{ }(n) \\ \end{align} \right.\)

Vậy tổng các phần tử của S bằng 4.

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Gọi A và B là hai điểm thuộc hai nhánh khác nhau của đồ thị hàm số y=x/(x−2). Khi đó độ dài đoạn AB ngắn nhất bằng

Gọi A và B là hai điểm thuộc hai nhánh khác nhau của đồ thị hàm số \( y=\frac{x}{x-2} \). Khi đó độ dài đoạn AB ngắn nhất bằng

A. \( 4\sqrt{2} \)

B.  \( 2\sqrt{2} \)                       

C. 4                                  

D.  \( 3\sqrt{2} \)

Hướng dẫn giải:

Đáp án C.

 

Hàm số  \( y=\frac{x}{x-2} \) có đồ thị (C) như hình vẽ.

Gọi  \( A\left( a;\frac{a}{a-2} \right) \) và  \( B\left( b;\frac{b}{b-2} \right) \) là hai điểm thuộc hai nhánh của (C)  \( \left( a < 2 < b \right) \)

Ta có:  \( \overrightarrow{AB}=\left( b-a;\frac{b}{b-2}-\frac{a}{a-2} \right)=\left( b-a;\frac{b-a}{(b-2)(2-a)} \right) \).

Áp dụng Bất đẳng thức Cosi, ta có:  \( \left( b-2 \right)\left( 2-a \right)\le \frac{{{\left( b-a \right)}^{2}}}{4} \).

Suy ra:  \( A{{B}^{2}}={{\left( b-a \right)}^{2}}+\frac{{{\left( b-a \right)}^{2}}}{{{\left[ \left( b-2 \right)\left( 2-a \right) \right]}^{2}}}\ge {{\left( b-a \right)}^{2}}+\frac{64}{{{\left( b-a \right)}^{2}}}\ge 16 \)

 \( \Rightarrow AB\ge 4 \).

Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi  \( a=2-\sqrt{2} \) và  \( b=2+\sqrt{2} \)

Vậy  \( A{{B}_{\min }}=4 \).

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Đường thẳng d có phương trình y=x+4 cắt đồ thị hàm số y=x^3+2mx^2+(m+3)x+4 tại 3 điểm phân biệt A(0;4), B và C sao cho diện tích của tam giác MBC bằng 4, với M(1;3)

Đường thẳng d có phương trình \( y=x+4 \) cắt đồ thị hàm số  \( y={{x}^{3}}+2m{{x}^{2}}+(m+3)x+4 \) tại 3 điểm phân biệt A(0;4), B và C sao cho diện tích của tam giác MBC bằng 4, với M(1;3). Tìm tất cả các giá trị của m thỏa mãn yêu cầu bài toán.

A. m = 3

B. m = 2 hoặc m = 3       

C.  \( m=-2 \) hoặc  \( m=-3 \)             

D.  \( m=-2 \) hoặc m = 3.

Hướng dẫn giải:

Đáp án A.

Hoành độ giao điểm của hai đồ thị là nghiệm của phương trình

 \( {{x}^{3}}+2m{{x}^{2}}+(m+3)x+4=x+4 \) \( \Leftrightarrow {{x}^{3}}+2m{{x}^{2}}+(m+2)x=0 \) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{align} & x=0 \\  & {{x}^{2}}+2mx+m-2=0\text{ }(*) \\ \end{align} \right. \)

Đường thẳng d cắt đồ thị hàm số (1) tại 3 điểm phân biệt khi phương trình (*) có 2 nghiệm phân biệt khác 0

\(\Leftrightarrow \left\{ \begin{align} & {{m}^{2}}-m-2>0 \\  & m+2\ne 0 \\ \end{align} \right.\) \( \Leftrightarrow \begin{cases} \left[\begin{array}{l} m<-1  \\ m>2 \end{array}\right.  \\ m\ne -2 \end{cases} \) (**)

Giả sử  \( B\left( {{x}_{1}};{{x}_{1}}+4 \right) \),  \( C\left( {{x}_{2}};{{x}_{2}}+4 \right) \) với x1, x2 là nghiệm của phương trình (*) khi đó

 \( BC=\sqrt{2{{({{x}_{1}}-{{x}_{2}})}^{2}}} \) \( =\sqrt{2{{({{x}_{1}}+{{x}_{2}})}^{2}}-8{{x}_{1}}{{x}_{2}}}=\sqrt{8{{m}^{2}}-8m-16} \)

\({{S}_{\Delta MBC}}=\frac{1}{2}BC.{{d}_{\left( M,(d) \right)}}=\frac{1}{2}.BC.\frac{\left| 1-3+4 \right|}{\sqrt{2}}=4\)

\(\Rightarrow BC=4\sqrt{2}\Leftrightarrow \sqrt{8{{m}^{2}}-8m-16}=4\sqrt{2}\)

\(\Leftrightarrow {{m}^{2}}-m-6=0\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & m=-2 \\  & m=3 \\ \end{align} \right.\)

 So sánh điều kiện (**) ta có: m = 3.

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Tính tổng tất cả các giá trị của m biết đồ thị hàm số y=x^3+2mx^2+(m+3)x+4 và đường thẳng y=x+4 cắt nhau tại ba điểm phân biệt A(0;4), B, C sao cho diện tích tam giác IBC bằng 8√2 với I(1;3)

Tính tổng tất cả các giá trị của m biết đồ thị hàm số \( y={{x}^{3}}+2m{{x}^{2}}+(m+3)x+4 \) và đường thẳng  \( y=x+4 \) cắt nhau tại ba điểm phân biệt A(0;4), B, C sao cho diện tích tam giác IBC bằng  \( 8\sqrt{2} \) với I(1;3).

A. 3

B. 8

C. 1                                   

D. 5

Hướng dẫn giải:

Đáp án C.

Gọi đồ thị hàm số \(y={{x}^{3}}+2m{{x}^{2}}+(m+3)x+4\) là (Cm) và đồ thị hàm số  \( y=x+4 \) là (d).

Phương trình hoành độ giao điểm của (Cm) và (d) là

 \( {{x}^{3}}+2m{{x}^{2}}+(m+3)x+4=x+4 \) \( \Leftrightarrow {{x}^{3}}+2m{{x}^{2}}+(m+2)x=0 \) (*)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{align} & x=0 \\  & g(x)={{x}^{2}}+2mx+m+2=0 \\ \end{align} \right. \)

(d) cắt (Cm) tại 3 điểm phân biệt  \( \Leftrightarrow  \) phương trình (*) có 3 nghiệm phân biệt

 \( \Leftrightarrow  \) phương trình g(x) = 0 có 2 nghiệm phân biệt khác 0

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{align} & {{{{\Delta }’}}_{g}}>0 \\ & g(0)\ne 0 \\ \end{align} \right. \) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{align}& {{m}^{2}}-m-2>0 \\ & m+2\ne 0 \\ \end{align} \right. \) \( \Leftrightarrow \begin{cases} \left[\begin{array}{l} m<-1  \\ m>2 \end{array}\right.  \\ m\ne -2  \end{cases} \) (**)

+ Với x = 0 là hoành độ điểm A, hoành độ điểm B, C là hai nghiệm x1, xcủa phương trình g(x) = 0.

+  \( B{{C}^{2}}={{\left( {{x}_{2}}-{{x}_{1}} \right)}^{2}}+{{\left[ \left( {{x}_{2}}+4 \right)-\left( {{x}_{1}}+4 \right) \right]}^{2}}=2{{\left( {{x}_{2}}-{{x}_{1}} \right)}^{2}} \) (do B, C thuộc đường thẳng (d))

 \( =2\left[ {{({{x}_{1}}+{{x}_{2}})}^{2}}-4{{x}_{1}}{{x}_{2}} \right]=8\left( {{m}^{2}}-m-2 \right) \)

+ Viết phương trình đường thẳng (d) dưới dạng  \( x-y+4=0 \), ta có:

 \( {{d}_{\left( I,(d) \right)}}=\frac{\left| 1-3+4 \right|}{\sqrt{2}}=\sqrt{2} \)

+  \( {{S}_{\Delta IBC}}=8\sqrt{2}\Leftrightarrow \frac{1}{2}BC.{{d}_{\left( I,(d) \right)}}=8\sqrt{2} \)

 \( \Leftrightarrow \frac{1}{4}B{{C}^{2}}.{{\left[ {{d}_{\left( I,(d) \right)}} \right]}^{2}}=128\Leftrightarrow \frac{1}{4}.8\left( {{m}^{2}}-m-2 \right).2=128 \)

\( \Leftrightarrow {{m}^{2}}-m-34=0\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & m=\frac{1+\sqrt{137}}{2} \\  & m=\frac{1-\sqrt{137}}{2} \\ \end{align} \right. \) (thỏa điều kiện (**))

Vậy tổng tất cả các giá trị m là 1.

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Tất cả giá trị của tham số m để đồ thị hàm số y=x^3+(m^2−2)x+2m^2+4 cắt các trục tọa độ Ox, Oy lần lượt tại A, B sao cho diện tích tam giác OAB bằng 8

Tất cả giá trị của tham số m để đồ thị hàm số \( y={{x}^{3}}+\left( {{m}^{2}}-2 \right)x+2{{m}^{2}}+4 \) cắt các trục tọa độ Ox, Oy lần lượt tại A, B sao cho diện tích tam giác OAB bằng 8 là

A. \( m=\pm 2 \)

B.  \( m=\pm 1 \)             

C.  \( m=\pm \sqrt{3} \)  

D.  \( m=\pm \sqrt{2} \)

Hướng dẫn giải:

Đáp án D.

Giao điểm của đồ thị hàm số đã cho với trục tung là  \( B\left( 0;2{{m}^{2}}+4 \right) \)

Phương trình hoành độ giao điểm của đồ thị đã cho với trục hoành là:

 \( {{x}^{3}}+\left( {{m}^{2}}-2 \right)x+2{{m}^{2}}+4=0 \) \( \Leftrightarrow \left( x+2 \right)\left( {{x}^{2}}-2x+{{m}^{2}}+2 \right)=0 \)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{align} & x=-2 \\  & {{\left( x-1 \right)}^{2}}+{{m}^{2}}+1=0 \\ \end{align} \right. \)

Giao điểm của đồ thị đã cho với trục hoành là  \( A\left( -2;0 \right) \).

Diện tích tam giác ABC là:  \( S=\frac{1}{2}OA.OB=\frac{1}{2}.2.\left( 2{{m}^{2}}+4 \right)=8 \) \( \Leftrightarrow m=\pm \sqrt{2} \)

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Có bao nhiêu giá trị của m để đồ thị hàm số y=−2x^3−3m^2x^2+(m^3+2m)x+2 cắt trục hoành tại 3 điểm phân biệt có hoành độ là ba số hạng liên tiếp của một cấp số nhân

Có bao nhiêu giá trị của m để đồ thị hàm số \( y=-2{{x}^{3}}-3{{m}^{2}}{{x}^{2}}+\left( {{m}^{3}}+2m \right)x+2 \) cắt trục hoành tại 3 điểm phân biệt có hoành độ là ba số hạng liên tiếp của một cấp số nhân?

A. 0

B. 1

C. 2                                   

D. 3

Hướng dẫn giải:

Đáp án C.

Hoành độ giao điểm của đồ thị với trục hoành là nghiệm của phương trình

 \( -2{{x}^{3}}-3{{m}^{2}}{{x}^{2}}+\left( {{m}^{3}}+2m \right)x+2=0 \)

Giả sử đồ thị cắt trục hoành tại 3 điểm có hoành độ x1, x2, x3.

Khi đó, ta có:

 \( y=-2\left( x-{{x}_{1}} \right)\left( x-{{x}_{2}} \right)\left( x-{{x}_{3}} \right) \) \( =-2{{x}^{3}}+2\left( {{x}_{1}}+{{x}_{2}}+{{x}_{3}} \right){{x}^{2}}-2\left( {{x}_{1}}{{x}_{2}}+{{x}_{2}}{{x}_{3}}+{{x}_{3}}{{x}_{1}} \right)x+2{{x}_{1}}{{x}_{2}}{{x}_{3}} \)

Đồng nhất thức ta được:

\(\left\{ \begin{align}& 2\left( {{x}_{1}}+{{x}_{2}}+{{x}_{3}} \right)=-3{{m}^{2}} \\ & -2\left( {{x}_{1}}{{x}_{2}}+{{x}_{2}}{{x}_{3}}+{{x}_{3}}{{x}_{1}} \right)={{m}^{3}}+2m \\  & 2{{x}_{1}}{{x}_{2}}{{x}_{3}}=2 \\ \end{align} \right.\) \(\Leftrightarrow \left\{ \begin{align}& {{x}_{1}}+{{x}_{2}}+{{x}_{3}}=\frac{-3{{m}^{2}}}{2}\begin{matrix}{} & {}  \\\end{matrix}(1) \\ & {{x}_{1}}{{x}_{2}}+{{x}_{2}}{{x}_{3}}+{{x}_{3}}{{x}_{1}}=-\frac{{{m}^{3}}+2m}{2}\begin{matrix}   {} & {}  \\\end{matrix}(2) \\ & {{x}_{1}}{{x}_{2}}{{x}_{3}}=1\begin{matrix}  {} & {}  \\\end{matrix}(3) \\ \end{align} \right.\)

Vì x1, x2, x3 lập thành cấp số nhân nên  \( {{x}_{1}}{{x}_{3}}=x_{2}^{2} \) (4)

Từ (2) và (3):  \( {{x}_{2}}=1 \). Thay vào phương trình (*) rút ra được  \( \left[ \begin{align} & m=0 \\  & m=1 \\  & m=2 \\ \end{align} \right. \).

Với m = 0  \( \Rightarrow\) phương trình (*): \( -2{{x}^{3}}+2=0\Leftrightarrow x=1 \) (không thỏa mãn)

Với m = 1  \( \Rightarrow  \) phương trình (*): \( -2{{x}^{3}}-3{{x}^{2}}+3x+2=0 \) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{align} & {{x}_{1}}=-2 \\  & {{x}_{2}}=1 \\ & {{x}_{3}}=-\frac{1}{2} \\ \end{align} \right. \) (thỏa mãn)

Với m = 2  \( \Rightarrow  \)phương trình (*): \( {{x}^{3}}+6{{x}^{2}}-6x-1=0 \) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{align} & {{x}_{1}}=\frac{-7-\sqrt{45}}{2} \\  & {{x}_{2}}=1 \\  & {{x}_{1}}=\frac{-7+\sqrt{45}}{2} \\ \end{align} \right. \) (thỏa mãn)

Vậy có 2 giá trị m thỏa mãn.

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Phương trình x^3−6mx+5=5m^2 có 3 nghiệm phân biệt lập thành cấp số cộng

Phương trình  \( {{x}^{3}}-6mx+5=5{{m}^{2}} \) có 3 nghiệm phân biệt lập thành cấp số cộng khi

A. m = 0

B. \( m=-1\vee m=1 \)    

C. m = 1                          

D.  \( m\in \varnothing  \)

Hướng dẫn giải:

Đáp án C.

Phương trình đã cho tương đương:  \( {{x}^{3}}-6mx+5-5{{m}^{2}}=0 \)

Đặt  \( y=f(x)={{x}^{3}}-6mx+5-5{{m}^{2}} \) có  \( {f}'(x)=3{{x}^{2}}-6m; {f}”(x)=6x  \).

Phương trình đã cho có 3 nghiệm phân biệt \Leftrightarrow Hàm số y=f(x) cắt trục hoành tại 3 điểm phân biệt

 \( \Leftrightarrow {f}'(x)=0 \) có 2 nghiệm phân biệt x1, x2 thỏa mãn  \( f({{x}_{1}}).f({{x}_{2}})<0 \).

3 nghiệm đó lập thành cấp số cộng nên  \( {{x}_{2}}-{{x}_{1}}={{x}_{3}}-{{x}_{2}} \)

Suy ra, x2 là hoành độ của tâm đối xứng hay là nghiệm của  \( {f}”(x)=0 \)

Cho  \( {f}”(x)=0\Leftrightarrow 6x=0\Leftrightarrow x=0 \)

Với x = 0, ta có:  \( 5-5{{m}^{2}}=0\Leftrightarrow m=\pm 1 \).

Thử lại:

+ Với m =1 thì ta có:  \( {{x}^{3}}-6x+5=5\Leftrightarrow x\left( {{x}^{2}}-6 \right)=0 \) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{align} & x=0 \\ & x=\pm \sqrt{6} \\ \end{align} \right. \)

Do đó, m = 1 thỏa mãn.

+ Với  \( m=-1 \) thì ta có:  \( {{x}^{3}}+6x+5=5\Leftrightarrow x\left( {{x}^{2}}+6 \right)=0 \) \( \Leftrightarrow x=0 \)

Do đó,  \( m=-1 \) không thỏa mãn.

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Cho hàm số y=x^3−3mx^2+2m. Có bao nhiêu giá trị của tham số thực m để đồ thị hàm số cắt trục hoành tại ba điểm phân biệt có hoành độ lập thành cấp số cộng

Cho hàm số \( y={{x}^{3}}-3m{{x}^{2}}+2m  \). Có bao nhiêu giá trị của tham số thực m để đồ thị hàm số cắt trục hoành tại ba điểm phân biệt có hoành độ lập thành cấp số cộng?

A. 1

B. 2

C. 3                                   

D. 0

Hướng dẫn giải:

Đáp án B.

Phương trình hoành độ giao điểm:  \( {{x}^{3}}-3m{{x}^{2}}+2m=0 \) (*)

Phương trình  \( a{{x}^{3}}+b{{x}^{2}}+cx+d=0 \) có ba nghiệm lập thành cấp số cộng  \( \xrightarrow{{}} \) phương trình có một nghiệm  \( {{x}_{0}}=-\frac{b}{3a} \).

Suy ra phương trình (*) có một nghiệm x = m.

Thay x = m vào phương trình (*), ta được:  \( {{m}^{3}}-3m.{{m}^{2}}+2m=0 \)

\( \Leftrightarrow -2{{m}^{3}}+2m=0\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & m=\pm 1 \\ & m=0 \\ \end{align} \right. \)

Thử lại:

+ Với m = 1, ta được: \( {{x}^{3}}-3{{x}^{2}}+2=0\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & x=1-\sqrt{3} \\  & x=1 \\ & x=1+\sqrt{3} \\ \end{align} \right. \)

Do đó, m = 1 thỏa mãn.

+ Với  \( m=-1 \), ta được: \( {{x}^{3}}+3{{x}^{2}}-2=0\Leftrightarrow \left[ \begin{align}  & x=-1+\sqrt{3} \\  & x=-1 \\  & x=-1-\sqrt{3} \\ \end{align} \right. \)

Do đó  \( m=-1 \) thỏa mãn.

+ Với m = 0, ta được:  \( {{x}^{3}}=0\Leftrightarrow x=0 \).

Do đó, m = 0 không thỏa mãn.

Vậy  \( m=\pm 1 \) là hai giá trị cần tìm.

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m∈[−2018;2019] để đồ thị hàm số y=x^3−3mx+3 và đường thẳng y=3x+1 có duy nhất một điểm chung

Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số \( m\in \left[ -2018;2019 \right] \) để đồ thị hàm số  \( y={{x}^{3}}-3mx+3 \) và đường thẳng y=3x+1 có duy nhất một điểm chung?

A. 1

B. 2019

C. 4038                            

D. 2018

Hướng dẫn giải:

Đáp án D.

Phương trình hoành độ giao điểm:  \( {{x}^{3}}-3mx+3=3x+1 \)

 \( \Leftrightarrow {{x}^{3}}-3x+2=3mx\Leftrightarrow 3m=\frac{{{x}^{3}}-3x+2}{x}\text{ }(1) \)

Xét hàm số \(f(x)=\frac{{{x}^{3}}-3x+2}{x}={{x}^{2}}-3+\frac{2}{x}\)

\({f}'(x)=2x-\frac{2}{{{x}^{2}}}=\frac{2{{x}^{3}}-2}{{{x}^{3}}}\); \({f}'(x)=0\Leftrightarrow x=1\)

Bảng biến thiên:

 

Khi đó yêu cầu bài toán \(\Leftrightarrow m<0\).

Mà \( m\in \left[ -2018;2019 \right]\overset{m\in \mathbb{Z}}{\rightarrow} \) có 2018 giá trị thỏa mãn.

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Cho hàm số bậc ba y=f(x) có đồ thị (C) như hình vẽ, đường thẳng d có phương trình y=x−1.Biết phương trình f(x)=0 có ba nghiệm x1<x2<x3. Giá trị của x1x3 bằng

Cho hàm số bậc ba \( y=f(x) \) có đồ thị (C) như hình vẽ, đường thẳng d có phương trình  \( y=x-1 \).

 

Biết phương trình  \( f(x)=0 \) có ba nghiệm  \( {{x}_{1}}<{{x}_{2}}<{{x}_{3}} \). Giá trị của x1x3 bằng:

A. \( -3 \)

B.  \( -\frac{7}{3} \)          

C.  \( -2 \)           

D.  \( -\frac{5}{2} \)

Hướng dẫn giải:

Đáp án C.

Ta có: \( f(x)=x-1\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & x=-1 \\  & x=1 \\ & x=3 \\ \end{align} \right. \)

f(x) là hàm số bậc ba nên  \( f(x)-(x-1)=a(x+1)(x-1)(x-3) \)

 \( \Rightarrow f(x)=a(x+1)(x-1)(x-3)+x-1 \);

 \( f(0)=2\Leftrightarrow a=1 \)

 \( \Rightarrow f(x)=(x+1)(x-1)(x-3)+x-1 \)             

\( f(x)=0\Leftrightarrow \left[ \begin{align}& x=1={{x}_{2}} \\ & (x+1)(x-3)+1=0\text{  }(2) \\ \end{align} \right. \)

x1,x3 là các nghiệm của (2) nên ta có  \( {{x}_{1}}{{x}_{3}}=-2 \).

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để đường thẳng y=−mx cắt đồ thị hàm số y=x^3−3x^2−m+2 tại ba điểm phân biệt A, B, C sao cho AB = BC

(THPTQG – 2017 – 110) Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để đường thẳng \( y=-mx  \) cắt đồ thị hàm số  \( y={{x}^{3}}-3{{x}^{2}}-m+2 \) tại ba điểm phân biệt A, B, C sao cho AB = BC.

A. \( m\in \left( -\infty ;-1 \right) \)

B.  \( m\in \left( -\infty ;+\infty  \right) \)

C.  \( m\in \left( 1;+\infty  \right) \)             

D.  \( m\in \left( -\infty ;3 \right) \)

Hướng dẫn giải:

Đáp án D.

Hoành độ giao điểm là nghiệm của phương trình

 \( {{x}^{3}}-3{{x}^{2}}-m+2=-mx  \) \( \Leftrightarrow \left( x-1 \right)\left( {{x}^{2}}-2x+m-2 \right)=0 \)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{align} & x=1 \\  & {{x}^{2}}-2x+m-2=0 \\ \end{align} \right. \)

Đặt nghiệm x2 = 1. Từ giả thiết bài toán trở thành tìm m để phương trình có 3 nghiệm lập thành cấp số cộng.

Khi đó phương trình  \( {{x}^{2}}-2x+m-2=0 \) phải có 2 nghiệm phân biệt (vì theo Viet rõ ràng  \( {{x}_{1}}+{{x}_{3}}=2=2{{x}_{2}} \))

Vậy ta chỉ cần  \( {\Delta }’=1-(m-2)>0\Leftrightarrow m<3 \)

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để đường thẳng y=mx−m+1 cắt đồ thị hàm số y=x^3−3x^2+x+2 tại ba điểm A, B, C phân biệt sao cho AB = BC

(THPTQG – 2017 – 123) Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để đường thẳng  \( y=mx-m+1 \) cắt đồ thị hàm số  \( y={{x}^{3}}-3{{x}^{2}}+x+2 \) tại ba điểm A, B, C phân biệt sao cho AB = BC.

A. \( m\in \left( -\frac{5}{4};+\infty \right) \)          

B.  \( m\in \left( -2;+\infty  \right) \)           

C.  \( m\in \mathbb{R} \)                             

D.  \( m\in \left( -\infty ;0 \right)\cup \left[ 4;+\infty  \right) \)

Hướng dẫn giải:

Đáp án B.

Ta có phương trình hoành độ giao điểm là: \( {{x}^{3}}-3{{x}^{2}}+x+2=mx-m+1 \)

 \( \Leftrightarrow {{x}^{3}}-3{{x}^{2}}+x-mx+m+1=0 \) (1)

 \( \Leftrightarrow \left( x-1 \right)\left( {{x}^{2}}-2x-m-1 \right)=0 \) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{align}& x=1 \\ & {{x}^{2}}-2x-m-1=0 \\ \end{align} \right. \)

Để đường thẳng cắt đồ thị hàm số tại 3 điểm phân biệt thì phương trình  \( {{x}^{2}}-2x-m-1=0 \) có hai nghiệm phân biệt khác 1.

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{align}& 1+m+1>0 \\  & 1-2-m-1\ne 0 \\ \end{align} \right. \) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{align}& m>-2 \\ & m\ne -2 \\ \end{align} \right.\Leftrightarrow m>-2\)

Vậy với  \( m>-2 \) thì phương trình (1) có ba nghiệm phân biệt là 1, x1, x2 (x1, x2 là nghiệm của  \( {{x}^{2}}-2x-m-1=0 \)).

Mà  \( \frac{{{x}_{1}}+{{x}_{2}}}{2}=1 \)  suy ra điểm có hoành độ x = 1 luôn là trung điểm của hai điểm còn lại.

Nên luôn có 3 điểm A, B, C thỏa mãn AB = BC.

Vậy  \( m>-2 \).

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Cho hàm số y=x^3+3mx^2−m^3 có đồ thị (Cm) và đồ thị d:y=m^2x+2m^3. Biết rằng m1, m2 (m1 > m2) là hai giá trị thực của m để đường thẳng d cắt đồ thị (Cm) tại 3 điểm phân biệt có hoành độ x1, x2, x3 thỏa mãn x^41+x^42+x^43=83

Cho hàm số \(y={{x}^{3}}+3m{{x}^{2}}-{{m}^{3}}\) có đồ thị \(\left( {{C}_{m}} \right)\) và đồ thị \(d:y={{m}^{2}}x+2{{m}^{3}}\). Biết rằng m1, m(m1 > m2) là hai giá trị thực của m để đường thẳng d cắt đồ thị \(\left( {{C}_{m}} \right)\) tại 3 điểm phân biệt có hoành độ x1, x2, x3 thỏa mãn \(x_{1}^{4}+x_{2}^{4}+x_{3}^{4}=83\). Phát biểu nào sau đây là đúng về quan hệ giữa hai giá trị m1, m2?

A. \({{m}_{1}}+{{m}_{2}}=0\)

B. \(m_{1}^{2}+2{{m}_{2}}>4\)

C. \(m_{1}^{2}+2{{m}_{1}}>4\)

D. \({{m}_{1}}-{{m}_{2}}=0\)

Hướng dẫn giải:

Đáp án A.

Xét phương trình hoành độ giao điểm của d và (Cm):  \( {{x}^{3}}+3m{{x}^{2}}-{{m}^{3}}={{m}^{2}}x+2{{m}^{3}} \)

 \( \Leftrightarrow {{x}^{3}}+3mx-{{m}^{2}}x-3{{m}^{3}}=0 \) \( \Leftrightarrow \left( {{x}^{3}}-{{m}^{2}}x \right)+\left( 3m{{x}^{2}}-3{{m}^{3}} \right)=0 \)

 \( \Leftrightarrow x\left( {{x}^{2}}-{{m}^{2}} \right)+3m\left( {{x}^{2}}-{{m}^{2}} \right)=0 \) \( \Leftrightarrow \left( x+3m \right)\left( {{x}^{2}}-{{m}^{2}} \right)=0 \)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{align} & x=-3m \\ & x=m \\  & x=-m \\ \end{align} \right. \)

Để đường thẳng d cắt đồ thị (Cm) tại 3 điểm phân biệt có hoành độ x1, x2, x3  \( \Leftrightarrow m\ne 0 \).

Khi đó: \(x_{1}^{4}+x_{2}^{4}+x_{3}^{4}=83\) \( \Leftrightarrow {{m}^{4}}+{{(-m)}^{4}}+{{(-3m)}^{4}}=83 \)

 \( \Leftrightarrow 83{{m}^{4}}=83\Leftrightarrow m=\pm 1 \) \( \Rightarrow {{m}_{1}}=1,{{m}_{2}}=-1\Rightarrow {{m}_{1}}+{{m}_{2}}=0 \)

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Giá trị lớn nhất của m để đường thẳng (d):y=x−m+1 cắt đồ thị hàm số y=x^3+2(m−2)x^2+(8−5m)x+m−5 tại 3 điểm phân biệt có hoành độ x1,x2,x3 thỏa mãn điều kiện x^21+x^22+x^23=20

Giá trị lớn nhất của m để đường thẳng  \( (d):y=x-m+1 \) cắt đồ thị hàm số  \( y={{x}^{3}}+2(m-2){{x}^{2}}+(8-5m)x+m-5 \) tại 3 điểm phân biệt có hoành độ  \( {{x}_{1}},{{x}_{2}},{{x}_{3}} \) thỏa mãn điều kiện  \( x_{1}^{2}+x_{2}^{2}+x_{3}^{2}=20 \) là:

A. 3

B. 1                                   

C. 0                                   

D.  \( -\frac{3}{2} \)

Hướng dẫn giải:

Đáp án A.

Hoành độ giao điểm của đường thẳng (d) và đồ thị hàm số là nghiệm của phương trình:

 \( {{x}^{3}}+2(m-2){{x}^{2}}+(8-5m)x+m-5=x-m+1 \)

 \( \Leftrightarrow \left( x-2 \right)\left[ {{x}^{2}}+(2m-2)x-m+3 \right]=0 \) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{align} & {{x}_{3}}=2 \\  & {{x}^{2}}+(2m-2)x-m+3=0\text{ }(1) \\ \end{align} \right. \)

Đường thẳng (d) cắt đồ thị hàm số tại 3 điểm phân biệt  \( \Leftrightarrow  \)phương trình (1) có 2 nghiệm phân biệt  \( {{x}_{1}},{{x}_{2}} \) khác 2

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{align}& {\Delta }’={{(m-1)}^{2}}+(m-3)>0 \\  & 4+(2m-2).2-m+3\ne 0 \\ \end{align} \right. \) \( \Leftrightarrow \begin{cases} \left[\begin{array}{l} m<-1 \\ m>2 \end{array}\right.  \\ m\ne -1 \end{cases} \) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{align} & m<-1 \\ & m>2 \\ \end{align} \right. \) (2)

Khi đó: \( \left\{ \begin{align}& {{x}_{1}}+{{x}_{2}}=-(2m-2) \\ & {{x}_{1}}.{{x}_{2}}=-m+3 \\ \end{align} \right. \)

Theo giả thiết:  \( x_{1}^{2}+x_{2}^{2}+x_{3}^{2}=20 \)\(\Leftrightarrow {{({{x}_{1}}+{{x}_{2}})}^{2}}-2{{x}_{1}}{{x}_{2}}+x_{3}^{2}=20\)

\(\Leftrightarrow {{(2m-2)}^{2}}+2(m-3)+4=20\)

\(\Leftrightarrow 2{{m}^{2}}-3m-9=0\Leftrightarrow \left[ \begin{align}& m=3 \\  & m=-\frac{3}{2} \\ \end{align} \right.\) (thỏa mãn (2))

Vậy giá trị lớn nhất của m thỏa mãn yêu cầu bài toán là 3.

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist