Tổng giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số g(x) trên đoạn [1;4] bằng

Cho hàm số \( y=f(x) \) liên tục trên  \( \mathbb{R} \) và có đồ thị như hình vẽ dưới đây:

Đặt  \( g(x)=f\left( \sqrt{{{x}^{2}}-4x+6} \right)-2({{x}^{2}}-4x)\sqrt{{{x}^{2}}-4x+6}-12\sqrt{{{x}^{2}}-4x+6}+1 \). Tổng giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số g(x) trên đoạn  \( [1;4] \) bằng

A. \( 12-2\sqrt{4} \).

B.  \( -12-12\sqrt{6} \).    

C.  \( -12-2\sqrt{4} \).      

D.  \( 12-12\sqrt{6} \).

Hướng dẫn giải:

Chọn D

Từ đồ thị suy ra  \( f(x)={{x}^{4}}-2{{x}^{2}}-3\Rightarrow {f}'(x)=4{{x}^{3}}-4x \)

Đặt  \( t=\sqrt{{{x}^{2}}-4x+6},x\in [1;4]\Rightarrow t\in \left[ \sqrt{2};\sqrt{6} \right] \).

Ta có:  \( g(x)=f\left( \sqrt{{{x}^{2}}-4x+6} \right)-2({{x}^{2}}-4x+6)\sqrt{{{x}^{2}}-4x+6}+1 \).

Suy ra hàm số đã cho trở thành

\(h(t)=f(t)-2{{t}^{3}}+1\Rightarrow {h}'(t)={f}'(t)-6{{t}^{2}}\).

 \( h(t)=0\Leftrightarrow {f}'(t)-6{{t}^{2}}=0\Leftrightarrow 4{{t}^{3}}-6{{t}^{2}}-4t=0\Leftrightarrow \left[ \begin{align}  & t=0\notin (\sqrt{2};\sqrt{6}) \\  & t=-\frac{1}{2}\notin (\sqrt{2};\sqrt{6}) \\  & t=2\in (\sqrt{2};\sqrt{6}) \\ \end{align} \right. \).

Ta có:

 \( h(\sqrt{2})=f(\sqrt{2})-2\cdot {{(\sqrt{2})}^{3}}+1=-2-4\sqrt{2} \).

 \( h(2)=f(2)-2\cdot {{(2)}^{3}}+1=-10 \).

 \( h(\sqrt{6})=f(\sqrt{6})-2\cdot {{(\sqrt{6})}^{3}}+1=22-12\sqrt{6} \).

Suy ra giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số h(t) trên đoạn  \( \left[ \sqrt{2};\sqrt{6} \right] \) lần lượt là  \( 22-12\sqrt{6} \) và  \( -10 \).

Vậy tổng giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của g(x) trên  \( [1;4] \) là tổng giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của h(t) trên  \( \left[ \sqrt{2};\sqrt{6} \right] \) và bằng  \( 12-12\sqrt{6} \).

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Xét T=103f(a2+a+1)+234f(af(b)+bf(a)), (a,b∈R). Biết T có giá trị lớn nhất bằng M đạt tại m cặp (a;b), khi đó Mm bằng

Cho hàm số f(x) liên tục trên \( \mathbb{R} \) và có đồ thị như hình vẽ:

Xét \(T=103f\left( {{a}^{2}}+a+1 \right)+234f\left( af(b)+bf(a) \right),\text{ }(a,b\in \mathbb{R})\). Biết T có giá trị lớn nhất bằng M đạt tại m cặp (a;b), khi đó  \( \frac{M}{m} \) bằng:

A. \( \frac{1011}{4} \).                                          

B.  \( \frac{1011}{8} \).   

C.  \( \frac{337}{2} \).              

D.  \( \frac{674}{3} \).

Hướng dẫn giải:

Chọn A

Quan sát đồ thị đã cho ta có  \( \underset{\mathbb{R}}{\mathop{Max}}\,f(x)=f(3)=6 \).

 \( \Rightarrow \left\{ \begin{align}  & \max f({{a}^{2}}+a+1)=6 \\  & \max f\left( af(b)+bf(a) \right)=6 \\ \end{align} \right.\Rightarrow {{T}_{max}}=(103+234)\times 6=2022 \).

Dấu bằng đạt tại  \( \left\{ \begin{align}  & a=1 \\  & {{a}^{2}}+a+1=3 \\  & af(b)+bf(a)=3 \\ \end{align} \right. \) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{align}  & \left\{ \begin{align}  & f(b)=3-f(1)=3\Rightarrow 4{{n}_{0}} \\  & a=-2 \\ \end{align} \right. \\  & f(b)=\frac{3-bf(-2)}{-2}=-\frac{3}{2}\Rightarrow 4{{n}_{0}} \\ \end{align} \right. \), ( \( f(1)=f(-2)=0 \)) tức có 8 cặp (a;b).

Vậy  \( \frac{M}{m}=\frac{2022}{8}=\frac{1011}{4} \).

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Giá trị lớn nhất của hàm số h(x)=3f(x)−x3+3x trên đoạn

Cho hàm số f(x) có đồ thị của đạo hàm như hình vẽ:

 

Giá trị lớn nhất của hàm số  \( h(x)=3f(x)-{{x}^{3}}+3x \) trên đoạn  \( \left[ -\sqrt{3};\sqrt{3} \right] \) bằng:

A. \( 2f(1)+2 \).

B.  \( 3f(0) \).                    

C.  \( 3f\left( -\sqrt{3} \right) \).             

D.  \( 3f\left( \sqrt{3} \right) \).

Hướng dẫn giải:

Chọn C

Ta có: \({h}'(x)=3{f}'(x)-3{{x}^{2}}+3=3\left[ {f}'(x)-({{x}^{2}}-1) \right]\le 0,\forall x\in \left[ -\sqrt{3};\sqrt{3} \right]\). Vì vẽ thêm parabol  \( y={{x}^{2}}-1 \) qua các điểm  \( (0;-1);\text{ }(-\sqrt{3};2);\text{ }(\sqrt{3};2) \). Nhận thấy  \( {f}'(x) \) nằm dưới parabol trên đoạn  \( \left[ -\sqrt{3};\sqrt{3} \right] \).

Vậy  \( \underset{[-\sqrt{3};\sqrt{3}]}{\mathop{Max}}\,h(x)=h(-\sqrt{3})=3f(-\sqrt{3}) \).

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Hàm số y=f(x) có đạo hàm trên [−4;4], có các điểm cực trị trên (−4;4) là −3;−4/3;0;2 và có đồ thị như hình vẽ

Hàm số \( y=f(x) \) có đạo hàm trên  \( [-4;4] \), có các điểm cực trị trên  \( (-4;4) \) là  \( -3;-\frac{4}{3};0;2 \) và có đồ thị như hình vẽ.

Đặt  \( g(x)=f({{x}^{3}}+3x)+m \) với m là tham số. Gọi m1 là giá trị của m để  \( \underset{[0;1]}{\mathop{Max}}\,g(x)=2022 \), m2 là giá trị của m để  \( \underset{[-1;0]}{\mathop{\min }}\,g(x)=2004 \). Giá trị của  \( {{m}_{1}}-{{m}_{2}} \) bằng:

A.12.

B. 13.

C. 11.                               

D. 14.

Hướng dẫn giải:

Chọn D

+ Trước tiên, xét hàm số  \( y={{x}^{3}}+3x \), có bảng biến thiên như sau:

+ Có  \( {g}'(x)=(3{{x}^{2}}+3).{f}'({{x}^{3}}+3x)=0\Leftrightarrow \left[ \begin{align}  & {{x}^{3}}+3x=-3 \\  & {{x}^{3}}+3x=-\frac{4}{3} \\  & {{x}^{3}}+3x=0 \\  & {{x}^{3}}+3x=2 \\ \end{align} \right. \) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{align}  & x={{x}_{1}}\in [-1;0] \\  & x={{x}_{2}}\in [-1;0] \\  & x=0 \\  & x={{x}_{3}}\in [0;1] \\ \end{align} \right. \).

+ Trên  \( [0;1] \), có  \( g(0)=f(0)+m=3+m; \)  \( g({{x}_{3}})=f(2)+m=-3+m; \)  \( g(1)=f(4)+m=1+m \).

Dễ thấy  \( \underset{[0;1]}{\mathop{Max}}\,g(x)=3+m=2022 \), suy ra  \( {{m}_{1}}=m=2022-3=2019 \).

+ Trên  \( [-1;0] \), có  \( g(0)=f(0)+m=3+m; \)  \( g(-1)=f(-4)+m=-1+m; \)  \( g({{x}_{1}})=f(-3)+m=4+m; \)  \( g({{x}_{2}})=f\left( -\frac{4}{3} \right)+m=2+m \).

Dễ thấy  \( \underset{[-1;0]}{\mathop{\min }}\,g(x)=-1+m=2004 \), suy ra  \( {{m}_{2}}=m=2004+1=2005 \).

Vậy  \( {{m}_{1}}-{{m}_{2}}=2019-2005=14 \).

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Cho hàm số f(x) có đạo hàm f′(x)=(x+1)(x−1)^2(x−2). Giá trị nhỏ nhất của hàm số

Cho hàm số f(x) có đạo hàm \( {f}'(x)=(x+1){{(x-1)}^{2}}(x-2) \). Giá trị nhỏ nhất của hàm số  \( g(x)=f(x)+\frac{1}{3}{{x}^{3}}-x-2 \) có đạo hàm trên đoạn  \( [-1;2] \) bằng

A. \( f(2)-\frac{3}{4} \).

B.  \( f(1)-\frac{8}{3} \).  

C.  \( f(0)-2 \).                  

D.  \( f(-1)-\frac{4}{3} \).

Hướng dẫn giải:

Chọn B

Ta có:  \( {g}'(x)={f}'(x)+{{x}^{2}}-1=(x+1){{(x-1)}^{2}}(x-2)+{{x}^{2}}-1=(x+1)(x-1)({{x}^{2}}-3x+3) \).

\({g}'(x)=0\Leftrightarrow (x+1)(x-1)({{x}^{2}}-3x+3)=0\Leftrightarrow \left[ \begin{align}  & x=-1 \\  & x=1 \\  & {{x}^{2}}-3x+3=0 \\ \end{align} \right.\)\(\Leftrightarrow \left[ \begin{align}  & x=-1 \\  & x=1 \\ \end{align} \right.\).

Bảng biến thiên:

Dựa vào bảng biến thiên ta thấy hàm số đạt giá trị nhỏ nhất tại  \( x=1 \) suy ra giá trị nhỏ nhất của hàm số  \( g(x) \) là  \( g(1)=f(1)-\frac{8}{3} \).

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Cho hàm số y=(x^3−3x+m)^2. Tổng tất cả các giá trị của tham số m sao cho giá trị nhỏ nhất của hàm số trên đoạn [−1;1] bằng 1

Cho hàm số \( y={{\left( {{x}^{3}}-3x+m \right)}^{2}} \). Tổng tất cả các giá trị của tham số m sao cho giá trị nhỏ nhất của hàm số trên đoạn  \( \left[ -1;1 \right] \) bằng 1 là:

A. 1

B. \( -4 \)                          

C. 0                                   

D. 4

Hướng dẫn giải:

Đáp án C.

Tập xác định:  \( D=\mathbb{R} \).

Đặt \( t={{x}^{3}}-3x,x\in \left[ -1;1 \right]\)  \( \Rightarrow t\in \left[ -2;2 \right] \).

Khi đó, ta có hàm số  \( f(t)={{\left( t+m \right)}^{2}} \).

 \( {f}'(t)=2(t+m) \);  \( {f}'(t)=0\Leftrightarrow t=-m  \).

Trường hợp 1: \( -2<-m<2\Leftrightarrow -2<m<2 \)

Từ bảng biến thiên ta thấy:  \( \underset{[-2;2]}{\mathop{min }}\,f(t)=f(-m)=0 \) không thỏa mãn yêu cầu.

Trường hợp 2:  \( -m\le -2\Leftrightarrow m\ge 2 \)

Từ bảng biến thiên ta thấy:  \( \underset{[-2;2]}{\mathop{min }}\,f(t)=f(-2)={{\left( m-2 \right)}^{2}} \).

Theo yêu cầu bài toán: \( {{\left( m-2 \right)}^{2}}=1\Leftrightarrow \left[ \begin{align}  & m=3 \\  & m=1 \\ \end{align} \right. \) \( \xrightarrow{m\ge 2}m=3 \).

Trường hợp 3:  \( -m\ge 2\Leftrightarrow m\le -2 \)

Từ bảng biến thiên ta thấy:  \( \underset{[-2;2]}{\mathop{min }}\,f(t)=f(2)={{\left( m+2 \right)}^{2}} \).

Theo yêu cầu bài toán: \( {{\left( m+2 \right)}^{2}}=1\Leftrightarrow \left[ \begin{align}  & m=-3 \\  & m=-1 \\ \end{align} \right. \) \( \xrightarrow{m\le -2}m=-3 \).

Vậy tổng các giá trị của tham số m thỏa mãn yêu cầu là:  \( 3+(-3)=0 \)

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Giá trị lớn nhất của hàm số y=(x^3+x^2−m)/(x+1) trên [0;2] bằng 5

Giá trị lớn nhất của hàm số \( y=\frac{{{x}^{3}}+{{x}^{2}}-m}{x+1} \) trên  \( \left[ 0;2 \right] \) bằng 5. Tham số m nhận giá trị là:

A. \( -5 \)

B. 1                                   

C.  \( -3 \)           

D.  \( -8 \)

Hướng dẫn giải:

Đáp án C.

Cách 1:

Tập xác định của hàm số:  \( D=\mathbb{R}\backslash \left\{ 1 \right\} \) \( \Rightarrow \left[ 0;2 \right]\subset D \)

Ta có:  \( y=\frac{{{x}^{3}}+{{x}^{2}}-m}{x+1} \) \( \Rightarrow {y}’=\frac{2{{x}^{3}}+4{{x}^{2}}+2x+m}{{{\left( x+1 \right)}^{2}}} \)

 \( {y}’=0\Leftrightarrow 2{{x}^{3}}+4{{x}^{2}}+2x+m=0 \) \( \Leftrightarrow -\left( 2{{x}^{3}}+4{{x}^{2}}+2x \right)=m \)  (1).

Ta có:  \( y(0)=-m  \);  \( y(2)=4-\frac{m}{3} \)

Đặt  \( g(x)=-\left( 2{{x}^{3}}+4{{x}^{2}}+2x \right) \) \( \Rightarrow {g}'(x)=-\left( 6{{x}^{2}}+8x+2 \right)=0 \) \( \Leftrightarrow x=-1\vee x=-\frac{1}{3} \)

Trên  \( \left[ 0;2 \right] \) ta có bảng biến thiên:

Từ bảng biến thiên, ta có:  \( g(x)\in \left[ -36;0 \right],\forall x\in \left[ 0;2 \right] \)

Trường hợp 1: m > 0  \( \Rightarrow  \) phương trình (1) vô nghiệm  \( \Leftrightarrow  \)phương trình  \( {y}’=0 \) vô nghiệm.

Dễ thấy  \( y(0)=-m<y(2)=4-\frac{m}{3} \) khi  \( m>0 \).

Khi đó:  \( \underset{[0;2]}{\mathop{Max}}\,y=y(2)=4-\frac{m}{3}=5\Leftrightarrow m=-3 \) loại do  \( m>0 \) .

Trường hợp 2:  \( m<-36\Rightarrow  \)phương trình (1) vô nghiệm  \( \Leftrightarrow  \) phương trình  \( {y}’=0 \) vô nghiệm.

Dễ thấy  \( y(0)=-m>y(2)=4-\frac{m}{3} \) khi  \( m<-36 \).

Khi đó  \( \underset{[0;2]}{\mathop{Max}}\,y=y(0)=-m=5\Leftrightarrow m=-5 \) loại do  \( m<-36 \).

Trường hợp 3:  \( m\in \left[ -36;0 \right]\Rightarrow  \)phương trình  \( {y}’=0 \) có nghiệm duy nhất (giả sử  \( x={{x}_{0}} \)).

Trên  \( \left[ 0;2 \right] \) ta có bảng biến thiên:

Nhìn vào bảng biến thiên, ta có:

+  \( x={{x}_{0}}:g(x)=m\Leftrightarrow -\left( 2{{x}^{3}}+4{{x}^{2}}+2x \right)=m  \) \( \Leftrightarrow 2{{x}^{3}}+4{{x}^{2}}+2x+m=0\Leftrightarrow {y}’=0 \).

+  \( x\in \left( 0;{{x}_{0}} \right):g(x)>m\Leftrightarrow -\left( 2{{x}^{3}}+4{{x}^{2}}+2x \right)>m  \) \( \Leftrightarrow 2{{x}^{3}}+4{{x}^{2}}+2x+m<0\Leftrightarrow {y}'<0 \)

+  \( x\in \left( {{x}_{0}};0 \right):g(x)<m\Leftrightarrow -\left( 2{{x}^{3}}+4{{x}^{2}}+2x \right)0\Leftrightarrow {y}’>0 \)

Ta có bảng biến thiên sau:

Từ bảng biến thiên ta thấy:  \( \underset{[0;2]}{\mathop{Max}}\,y\in \left\{ y(2);y(0) \right\} \).

Nếu  \( m\in \left[ -36;-6 \right]\Rightarrow y(0)\ge y(2) \) \( \Rightarrow \underset{[0;2]}{\mathop{Max}}\,y=y(0)=-m=5\Leftrightarrow m=-5 \) (loại)

Nếu  \( m\in \left[ -6;0 \right]\Rightarrow y(0)\le y(2) \) \( \Rightarrow \underset{[0;2]}{\mathop{Max}}\,y=y(2)=4-\frac{m}{3}=5\Leftrightarrow m=-3 \) (nhận).

Vậy  \( m=-3 \) thỏa đề.

Cách 2:

Tập xác định của hàm số:  \( D=\mathbb{R}\backslash \{1\}\Rightarrow \left[ 0;2 \right]\subset D  \)

Ta có:  \( y=\frac{{{x}^{3}}+{{x}^{2}}-m}{x+1}={{x}^{2}}-\frac{m}{x+1} \) \( \Rightarrow {y}’=2x+\frac{m}{{{\left( x+1 \right)}^{2}}} \).

Trường hợp 1: \( m\ge 0\Rightarrow {y}’\ge 0,\forall x\in \left[ 0;2 \right] \) \( \Rightarrow \) Hàm số đồng biến trên  \( \left[ 0;2 \right] \).

 \( \Rightarrow \underset{[0;2]}{\mathop{Max}}\,y=y(2)=4-\frac{m}{3}=5\Leftrightarrow m=-3 \) loại do  \( m>0 \).

Trường hợp 2:  \( m<0 \), giả sử  \( \Rightarrow \underset{[0;2]}{\mathop{Max}}\,y=y({{x}_{0}}) \) với  \( {{x}_{0}}\in \left( 0;2 \right) \). Do hàm số liên tục trên  \( \left[ 0;2 \right] \)

\( \Rightarrow \left\{ \begin{align}  & {y}'({{x}_{0}})=0 \\ & y({{x}_{0}})=5 \\ \end{align} \right. \) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{align}  & m=-2{{x}_{0}}{{\left( {{x}_{0}}+1 \right)}^{2}} \\  & \frac{x_{0}^{3}+x_{0}^{2}-m}{{{x}_{0}}+1}=5 \\ \end{align} \right. \)

 \( \Rightarrow x_{0}^{3}+x_{0}^{2}+2{{x}_{0}}{{\left( {{x}_{0}}+1 \right)}^{2}}=5\left( {{x}_{0}}+1 \right) \) \( \Leftrightarrow {{x}_{0}}=-\frac{5}{3}\vee {{x}_{0}}=1(n) \) \( \Rightarrow m=-8 \)

Khi đó:  \( {y}’=2x+\frac{-8}{{{(x+1)}^{2}}}=\frac{2{{x}^{3}}+4{{x}^{2}}+2x-8}{{{(x+1)}^{2}}} \) \( \Rightarrow {y}’=0\Leftrightarrow x=1 \)

Ta có bảng biến thiên:

 \( \Rightarrow m=-8 \) không thỏa yêu cầu đề.

Nên không tồn tại \({{x}_{0}}\in \left( 0;2 \right)\) để \(\underset{[0;2]}{\mathop{Max}}\,y=y({{x}_{0}})\).

\( \Rightarrow \left[ \begin{align} & \underset{[0;2]}{\mathop{Max}}\,y=y(2)\Rightarrow m=-5 \\  & \underset{[0;2]}{\mathop{Max}}\,y=y(0)\Rightarrow m=-3 \\ \end{align} \right. \)

Nếu  \( m=-5\Rightarrow y(0)=5;y(2)=\frac{17}{3} \) \( \Rightarrow \underset{[0;2]}{\mathop{Max}}\,y=y(2)=\frac{17}{3}\ne 5\Rightarrow m=-5 \) (loại)

Nếu  \( m=-3\Rightarrow y(0)=3;y(2)=5 \) \( \Rightarrow \underset{[0;2]}{\mathop{Max}}\,y=y(2)=5\Rightarrow m=-3 \) (nhận).

Vậy  \( m=-3 \) thỏa đề.

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Tìm tất cả các giá trị của tham số m để hàm số y=(x+m)/(x2^+x+1) có giá trị lớn nhất trên R nhỏ hơn hoặc bằng 1

Tìm tất cả các giá trị của tham số m để hàm số \( y=\frac{x+m}{{{x}^{2}}+x+1} \) có giá trị lớn nhất trên  \( \mathbb{R} \) nhỏ hơn hoặc bằng 1.

A. \( m\le 1 \)                                          

B.  \( m\ge 1 \)                  

C.  \( m\le -1 \) 

D.  \( m\le -1 \)

Hướng dẫn giải:

Đáp án A.

TXĐ:  \( D=\mathbb{R} \)

 \( \underset{x\to \infty }{\mathop{lim }}\,y=0 \)

 \( {y}’=\frac{-{{x}^{2}}-2mx+1-m}{{{\left( {{x}^{2}}+x+1 \right)}^{2}}} \)

 \( {y}’=0\Leftrightarrow -{{x}^{2}}-2mx+1-m=0 \) (*)

\({{{\Delta }’}_{(*)}}={{m}^{2}}-m+1>0,\forall m\in \mathbb{R}\) nên (*) có 2 nghiệm phân biệt  \( {{x}_{1}}<{{x}_{2}},\forall m\in \mathbb{R} \)

Bảng biến thiên:

Vậy hàm số đạt giá trị lớn nhất là \(f({{x}_{2}})=\frac{1}{2{{x}_{2}}+1}\) với \({{x}_{2}}=-m+\sqrt{{{m}^{2}}-m+1}\).

Yêu cầu bài toán  \( \Leftrightarrow \frac{1}{-2m+2\sqrt{{{m}^{2}}-m+1}+1}\le 1 \) \( \Leftrightarrow 1-2m+2\sqrt{{{m}^{2}}-m+1}\ge 1 \) (vì  \( f({{x}_{2}})>0\Rightarrow 2{{x}_{2}}+1>0 \))

 \( \Leftrightarrow \sqrt{{{m}^{2}}-m+1}\ge m  \) \(\Leftrightarrow \left[ \begin{align}   & m<0    \\   & \left\{\begin{matrix} m\ge 0  \\ {{m}^{2}}-m+1\ge {{m}^{2}}  \end{matrix}\right.  \\  \end{align} \right.\Leftrightarrow m\le 1  \)

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Cho hàm số y=ax^3+cx+d,a≠0 có minx∈(−∞;0)f(x)=f(−2). Giá trị lớn nhất của hàm số y = f(x) trên đoạn [1;3] bằng

Cho hàm số \( y=a{{x}^{3}}+cx+d,a\ne 0 \) có  \( \underset{x\in \left( -\infty ;0 \right)}{\mathop{min }}\,f(x)=f(-2) \). Giá trị lớn nhất của hàm số y = f(x) trên đoạn [1;3] bằng

A. \( d-11a \)                   

B.  \( d-16a  \)                   

C.  \( d+2a  \)                   

D.  \( d+8a  \)

Hướng dẫn giải:

Đáp án B.

Vì  \( y=a{{x}^{3}}+cx+d,a\ne 0 \) là hàm số bậc ba và có  \( \underset{x\in \left( -\infty ;0 \right)}{\mathop{min }}\,f(x)=f(-2) \) nên a < 0 và  \( {y}’=0 \) có hai nghiệm  phân biệt.

Ta có:  \( {y}’=3a{{x}^{2}}+c=0 \) có hai nghiệm phân biệt  \( \Leftrightarrow ac<0 \).

Vậy với a < 0, c > 0 thì  \( {y}’=0 \) có hai nghiệm đối nhau  \( x=\pm \sqrt{-\frac{c}{3a}} \).

Từ đó suy ra:  \( \underset{x\in \left( -\infty ;0 \right)}{\mathop{min }}\,f(x)=f\left( -\sqrt{-\frac{c}{3a}} \right) \) \( \Leftrightarrow -\sqrt{-\frac{c}{3a}}=-2\Leftrightarrow \sqrt{-\frac{c}{3a}}=2\Leftrightarrow c=-12a  \)

Ta có bảng biến thiên:

 

Ta suy ra  \( \underset{[1;3]}{\mathop{Max}}\,f(x)=f(2)=8a+2c+d=-16a+d  \)

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Cho hàm số y=(1−msinx)/(cosx+2). Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m thuộc đoạn [0;10] để giá trị nhỏ nhất của hàm số nhỏ hơn −2

Cho hàm số \( y=\frac{1-m\sin x}{\cos x+2} \). Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m thuộc đoạn  \( \left[ 0;10 \right] \) để giá trị nhỏ nhất của hàm số nhỏ hơn  \( -2 \)?

A. 1

B. 9

C. 3                                   

D. 6

Hướng dẫn giải:

Đáp án D.

Tập xác định:  \( D=\mathbb{R} \).

Ta có:  \( y=\frac{1-m\sin x}{\cos x+2} \)  \( \Leftrightarrow y\cos x+m\sin x=1-2y  \)

Phương trình có nghiệm khi và chỉ khi:  \( {{y}^{2}}+{{m}^{2}}\ge 1-4y+4{{y}^{2}} \)  \( \Leftrightarrow 3{{y}^{2}}-4y+1-{{m}^{2}}\le 0 \)

 \( \Leftrightarrow \frac{2-\sqrt{1+3{{m}^{2}}}}{3}\le y\le \frac{2+\sqrt{1+3{{m}^{2}}}}{3} \)

Theo đề bài, ta có: \( \left\{ \begin{align} & \underset{x\in \mathbb{R}}{\mathop{min }}\,y=\frac{2-\sqrt{1+3{{m}^{2}}}}{3}<-2 \\  & m\in \left[ 0;10 \right] \\  & m\in \mathbb{Z} \\ \end{align} \right. \)  \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{align}  & \sqrt{1+3{{m}^{2}}}>8 \\  & m\in \left[ 0;10 \right] \\  & m\in \mathbb{Z} \\ \end{align} \right. \)  \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{align}  & 3{{m}^{2}}>63 \\  & m\in \left[ 0;10 \right] \\  & m\in \mathbb{Z} \\ \end{align} \right. \)  \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{align}  & {{m}^{2}}>21 \\  & m\in \left[ 0;10 \right] \\  & m\in \mathbb{Z} \\ \end{align} \right. \)

 \( \Leftrightarrow m\in \left\{ 5;6;7;8;9;10 \right\} \)

Vậy có 6 giá trị nguyên của tham số m thỏa yêu cầu bài toán.

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Tìm tất cả giá trị thực của tham số m để hàm số y=(x^2+mx+1)/(x+m) liên tục và đạt giá trị nhỏ nhất trên đoạn [0;2] tại một điểm x0∈(0;2)

Tìm tất cả giá trị thực của tham số m để hàm số \( y=\frac{{{x}^{2}}+mx+1}{x+m} \) liên tục và đạt giá trị nhỏ nhất trên đoạn  \( \left[ 0;2 \right] \) tại một điểm  \( {{x}_{0}}\in \left( 0;2 \right) \).

A. \( 0<m<1 \)

B.  \( m>1 \)                     

C.  \( m>2 \)                     

D.  \( -1<m<1 \)

Hướng dẫn giải:

Đáp án A.

Cách 1:

Tập xác định:  \( D=\mathbb{R}\backslash \left\{ -m \right\} \).

Hàm số liên tục trên  \( \left[ 0;2 \right] \) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{align}  & -m<0 \\  & -m>2 \\ \end{align} \right. \) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{align}  & m>0 \\  & m<-2 \\ \end{align} \right. \)

Ta có:  \( {y}’=\frac{{{x}^{2}}+2mx+{{m}^{2}}-1}{{{\left( x+m \right)}^{2}}}=\frac{{{\left( x+m \right)}^{2}}-1}{{{\left( x+m \right)}^{2}}} \)

Cho  \( {y}’=0\Leftrightarrow \left[ \begin{align}  & {{x}_{1}}=-m-1 \\  & {{x}_{2}}=-m+1 \\ \end{align} \right. \)

Ta có bảng biến thiên:

Hàm số đạt giá trị nhỏ nhất tại  \( {{x}_{0}}\in \left( 0;2 \right) \) nên  \( 0<-m+1<2\Leftrightarrow -1<m<1 \).

So với điều kiện hàm số liên tục trên đoạn  \( \left[ 0;2 \right] \). Ta có:  \( 0<m<1 \)

Cách 2:

Điều kiện xác định:  \( x\ne -m  \)

Hàm số liên tục trên  đoạn  \( \left[ 0;2 \right] \) nên  \( -m\notin \left[ 0;2 \right] \)

\( \Rightarrow \left[ \begin{align}& -m<0 \\ & -m>2 \\ \end{align} \right. \) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{align}  & m>0 \\  & m<-2 \\ \end{align} \right.\text{ }(*) \)

 \( {y}’=\frac{{{x}^{2}}+2mx+{{m}^{2}}-1}{{{\left( x+m \right)}^{2}}}=\frac{{{\left( x+m \right)}^{2}}-1}{{{\left( x+m \right)}^{2}}} \)

 \( {y}’=0 \) có hai nghiệm là  \( \left[ \begin{align}  & {{x}_{1}}=-m+1 \\  & {{x}_{2}}=-m-1 \\ \end{align} \right. \).

 \( {{x}_{1}}-{{x}_{2}}=2 \) nên chỉ có nhiều nhất một nghiệm thuộc  \( \left( 0;2 \right) \).

Ta thấy:  \( -m+1>-m-1,\forall m  \) và do đó để hàm số liên tục và đạt giá trị nhỏ nhất trên  \( \left[ 0;2 \right] \) tại một điểm  \( {{x}_{0}}\in \left( 0;2 \right) \) thì  \( 0<-m+1<2\Leftrightarrow -1<m<1 \) (**)

Từ (*), (**) ta có:  \( 0<m<1 \)

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Biết S là tập giá trị của m để tổng giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số y=x^4−m^2x^3−2x^2−m trên đoạn [0;1] bằng −16

Biết S là tập giá trị của m để tổng giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số \( y={{x}^{4}}-{{m}^{2}}{{x}^{3}}-2{{x}^{2}}-m  \) trên đoạn  \( \left[ 0;1 \right] \) bằng  \( -16 \). Tính tích các phần tử của S.

A. 2

B. \( -2 \)                          

C.  \( -15 \)                       

D.  \( -17 \)

Hướng dẫn giải:

Đáp án C.

TXD:  \( D=\mathbb{R} \)

Ta có:  \( {y}’=4{{x}^{3}}-3{{m}^{2}}{{x}^{2}}-4x  \)

 \( {y}’=0\Leftrightarrow 4{{x}^{3}}-3{{m}^{2}}{{x}^{2}}-4x=0 \) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{align}  & x=0 \\  & 4{{x}^{2}}-3{{m}^{2}}x-4=0\text{ }\left( \Delta =9{{m}^{2}}+64 \right) \\ \end{align} \right. \)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{align}  & x=0 \\  & x=\frac{3{{m}^{2}}+\sqrt{9{{m}^{4}}+64}}{8}>1 \\  & x=\frac{3{{m}^{2}}+\sqrt{9{{m}^{4}}+64}}{8}<0 \\ \end{align} \right. \)

Nên hàm số đơn điệu trên (0;1).

Tổng giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số trên đoạn [0;1] bằng  \( -16 \) nên

 \( y(0)+y(1)=-16\Leftrightarrow -m+\left( -{{m}^{2}}-m-1 \right)=-16 \)

 \( \Leftrightarrow -{{m}^{2}}-2m+15=0 \)

Vậy  \( {{m}_{1}}.{{m}_{2}}=-15 \)

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Cho hàm số y=2x^3−3x^2−m. Trên [−1;1] hàm số có giá trị nhỏ nhất là −1

Cho hàm số \( y=2{{x}^{3}}-3{{x}^{2}}-m  \). Trên  \( \left[ -1;1 \right] \) hàm số có giá trị nhỏ nhất là  \( -1 \). Tính m?

A. \( m=-6 \)

B.  \( m=-3 \)                    

C.  \( m=-4 \)                   

D.  \( m=-5 \)

Hướng dẫn giải:

Đáp án C.

Xét  \( \left[ -1;1 \right] \) có  \( {y}’=6{{x}^{2}}-6x  \).

\({y}’=0\Leftrightarrow 6{{x}^{2}}-6x=0\)\(\Leftrightarrow \left[ \begin{align}  & x=0\in \left[ -1;1 \right] \\  & x=1\in \left[ -1;1 \right] \\ \end{align} \right.\)

Khi đó:  \( y(-1)=-5-m  \);  \( y(0)=-m  \);  \( y(1)=-1-m  \).

Ta thấy:  \( -5-m<-1-m<-m  \) nên  \( \underset{[-1;1]}{\mathop{min }}\,y=-5-m  \).

Theo bài ra ta có:  \( \underset{[-1;1]}{\mathop{min }}\,y=-1 \) nên  \( -5-m=-1\Leftrightarrow m=-4 \).

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Nếu hàm số y=x+m+√(1−x^2) có giá trị lớn nhất bằng 2√2 thì giá trị của m

Nếu hàm số \( y=x+m+\sqrt{1-{{x}^{2}}} \) có giá trị lớn nhất bằng  \( 2\sqrt{2} \) thì giá trị của m là:

A. \( \frac{\sqrt{2}}{2} \)

B.  \( -\sqrt{2} \)

C.  \( \sqrt{2} \)

D.  \( -\frac{\sqrt{2}}{2} \)

Hướng dẫn giải:

Đáp án C.

Xét hàm số  \( y=x+m+\sqrt{1-{{x}^{2}}} \)

Tập xác định:  \( D=\left[ -1;1 \right] \).

Ta có: \({y}’=1-\frac{x}{\sqrt{1-{{x}^{2}}}}\)

\({y}’=0\Leftrightarrow \left\{ \begin{align}  & \sqrt{1-{{x}^{2}}}=x \\  & 1-{{x}^{2}}>0 \\ \end{align} \right.\) \(\Leftrightarrow \left\{ \begin{align} & 1>x\ge 0 \\  & \sqrt{1-{{x}^{2}}}=x \\ \end{align} \right.\) \(\Leftrightarrow \left\{ \begin{align} & 1>x\ge 0 \\ & 2{{x}^{2}}=1 \\ \end{align} \right.\) \( \Leftrightarrow \begin{cases} 1>x\ge 0 \\\left[\begin{array}{l} x=\frac{\sqrt{2}}{2} \\ x=-\frac{\sqrt{2}}{2}  \end{array}\right.\end{cases} \)

Ta có:  \( y(-1)=-1+m  \),  \( y(1)=1+m  \),  \( y\left( \frac{\sqrt{2}}{2} \right)=\sqrt{2}+m  \)

Do hàm số  \( y=x+m+\sqrt{1-{{x}^{2}}} \) liên tục trên  \( \left[ -1;1 \right] \) nên  \( \underset{[-1;1]}{\mathop{Max}}\,y=m+\sqrt{2} \)

Theo bài ra thì  \( \underset{[-1;1]}{\mathop{Max}}\,y=2\sqrt{2}\), suy ra  \( m+\sqrt{2}=2\sqrt{2}\Leftrightarrow m=\sqrt{2} \) .

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Có một giá trị mO của tham số m để hàm số y=x^3+(m^2+1)x+m+1 dặt giá trị nhỏ nhất bằng 5 trên đoạn [0;1]

Có một giá trị mO của tham số m để hàm số \( y={{x}^{3}}+\left( {{m}^{2}}+1 \right)x+m+1 \) dặt giá trị nhỏ nhất bằng 5 trên đoạn  \( \left[ 0;1 \right] \). Mệnh đề nào sau đây là đúng?

A. \( 2018{{m}_{0}}-m_{0}^{2}\ge 0 \)

B.  \( 2{{m}_{0}}-1<0 \) 

C.  \( 6{{m}_{0}}-m_{0}^{2}<0 \)                                  

D.  \( 2{{m}_{0}}+1<0 \)

Hướng dẫn giải:

Đáp án A.

Đặt  \( f(x)={{x}^{3}}+({{m}^{2}}+1)x+m+1 \)

Ta có: \({y}’=3{{x}^{2}}+{{m}^{2}}+1>0\). Dễ thấy rằng \({y}’>0\) với mọi x, m thuộc  \( \mathbb{R} \) nên hàm số đồng biến trên  \( \mathbb{R} \), suy ra hàm số đồng biến trên [0;1].

Vì thế,  \( \underset{[0;1]}{\mathop{min }}\,y=\underset{[0;1]}{\mathop{min }}\,f(x)=f(0)=m+1 \).

Theo bài ra, ta có:  \( m+1=5 \), suy ra  \( m=4 \).

Như vậy  \( {{m}_{0}}=4 \) và mệnh đề đúng là  \( 2018{{m}_{0}}-m_{0}^{2}\ge 0 \).

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để hàm số y=x^3−3x^2+m có giá trị nhỏ nhất trên đoạn [−1;1] bằng √2

Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để hàm số \( y={{x}^{3}}-3{{x}^{2}}+m  \) có giá trị nhỏ nhất trên đoạn  \( \left[ -1;1 \right] \) bằng  \( \sqrt{2} \).

A. \( m=\sqrt{2} \)

B. \( m=2+\sqrt{2} \)

C. \( m=4+\sqrt{2} \)

D. \( \left[ \begin{align} & m=2+\sqrt{2} \\ & m=4+\sqrt{2} \\ \end{align} \right. \)

Hướng dẫn giải:

Đáp án C.

 \( {y}’=3{{x}^{2}}-6x  \)

\( {y}’=0\Leftrightarrow \left[ \begin{align}  & x=0 \\  & x=2 \\ \end{align} \right. \)

Trên  \( \left[ -1;1 \right] \) thì  \( {y}'(-1)=m-4 \);  \( {y}'(0)=m  \);  \( {y}'(1)=m-2 \).

Nên \(\underset{[-1;1]}{\mathop{min }}\,y=\sqrt{2}\Leftrightarrow m-4=\sqrt{2}\)\(\Leftrightarrow m=4+\sqrt{2}\)

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Tìm tất cả các giá trị của tham số m để giá trị nhỏ nhất của hàm số y=−x^3−3x^2+m trên đoạn [−1;1] bằng 0

Tìm tất cả các giá trị của tham số m để giá trị nhỏ nhất của hàm số \( y=-{{x}^{3}}-3{{x}^{2}}+m  \) trên đoạn  \( \left[ -1;1 \right] \) bằng 0.

A. m = 2

B. m = 6

C. m = 0                          

D. m = 4.

Hướng dẫn giải:

Đáp án D.

Xét hàm số  \( y=-{{x}^{3}}-3{{x}^{2}}+m  \) trên đoạn  \( \left[ -1;1 \right] \), ta có:

\({y}’=-3{{x}^{2}}-6x\); \({y}’=0\Leftrightarrow \left[ \begin{align}  & x=0\in \left[ -1;1 \right] \\  & x=-2\notin \left[ -1;1 \right] \\ \end{align} \right.\)

Mà  \( \left\{ \begin{align}  & {y}'(-1)=m-2 \\  & {y}'(0)=m \\  & {y}'(1)=m-4 \\ \end{align} \right. \)

Do đó,  \( \underset{[-1;1]}{\mathop{min }}\,y=-4+m=0\Leftrightarrow m=4 \)

Vậy m = 4 thỏa yêu cầu bài toán.

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist