Cho hàm số y=1/3mx^3−(m−1)x^2+3(m−2)x+2. Hàm số đạt cực trị tại x1, x2 thỏa mãn x1+2×2=1 khi m = a và m = b. Hãy tính tổng a + b

Cho hàm số \( y=\frac{1}{3}m{{x}^{3}}-\left( m-1 \right){{x}^{2}}+3\left( m-2 \right)x+2 \). Hàm số đạt cực trị tại x1, x2 thỏa mãn  \( {{x}_{1}}+2{{x}_{2}}=1 \) khi m = a và m = b. Hãy tính tổng a + b.

A. \( -\frac{8}{3} \)                                           

B.  \( \frac{8}{3} \)                    

C.  \( -\frac{5}{2} \)         

D.  \( \frac{5}{2} \)

Hướng dẫn giải:

Đáp án B.

Có  \( {y}’=m{{x}^{2}}-2\left( m-1 \right)x+3\left( m-2 \right) \)

Hàm số đạt cực trị tại x1, x2 thỏa mãn  \( {{x}_{1}}+2{{x}_{2}}=1 \) suy ra  \( {{x}_{2}}=\frac{2-m}{m} \).

Do  \( {{x}_{2}}=\frac{2-m}{m} \) là nghiệm của phương trình  \( m{{x}^{2}}-2\left( m-1 \right)x+3\left( m-2 \right)=0 \) nên  \( m{{\left( \frac{2-m}{m} \right)}^{2}}-2\left( m-1 \right)\left( \frac{2-m}{m} \right)+3\left( m-2 \right)=0 \)

 \( \Leftrightarrow \left[ \begin{align}  & m=2 \\ & m=\frac{2}{3} \\ \end{align} \right.\)

Thử lại thấy  \( \left[ \begin{align}  & m=2 \\  & m=\frac{2}{3} \\ \end{align} \right. \) đều thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Vậy  \( a+b=\frac{8}{3} \)

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Biết mO là giá trị của tham số m để hàm số y=x^3−3x^2+mx−1 có hai điểm cực trị x1, x2 sao cho x^21+x^22−x1x2=13

Biết mO là giá trị của tham số m để hàm số \( y={{x}^{3}}-3{{x}^{2}}+mx-1 \) có hai điểm cực trị x1, x2 sao cho  \( x_{1}^{2}+x_{2}^{2}-{{x}_{1}}{{x}_{2}}=13 \). Mệnh đề nào dưới đây đúng?

A. \( {{m}_{O}}\in \left( -1;7 \right) \)

B.  \( {{m}_{O}}\in \left( 7;10 \right) \)

C.  \( {{m}_{O}}\in \left( -15;-7 \right) \)   

D.  \( {{m}_{O}}\in \left( -7;-1 \right) \)

Hướng dẫn giải:

Đáp án C.

Tập xác định:  \( D=\mathbb{R} \)

 \( {y}’=3{{x}^{2}}-6x+m  \).

Xét  \( {y}’=0\Leftrightarrow 3{{x}^{2}}-6x+m=0 \)

Hàm số có hai điểm cực trị  \( \Leftrightarrow {\Delta }’=9-3m>0\Leftrightarrow m<3 \)

Hai điểm cực trị x1, x2 là nghiệm của y’ = 0 nên theo định lí Viet:  \( \left\{ \begin{align} & {{x}_{1}}+{{x}_{2}}=2 \\  & {{x}_{1}}{{x}_{2}}=\frac{m}{3} \\ \end{align} \right. \).

Để  \( x_{1}^{2}+x_{2}^{2}-{{x}_{1}}{{x}_{2}}=13\Leftrightarrow {{\left( {{x}_{1}}+{{x}_{2}} \right)}^{2}}-3{{x}_{1}}{{x}_{2}}=13 \)

 \( \Leftrightarrow 4-m=13\Leftrightarrow m=-9 \)

Vậy  \( {{m}_{O}}=-9\in \left( -15;-7 \right) \)

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Cho hàm số y=1/3x^3−12mx^2−4x−10, với m là tham số, gọi x1, x2 là các điểm cực trị của hàm số đã cho. Giá trị lớn nhất của biểu thức P=(x^21−1)(x^22−1) bằng

Cho hàm số \( y=\frac{1}{3}{{x}^{3}}-\frac{1}{2}m{{x}^{2}}-4x-10 \), với m là tham số, gọi x1, x2 là các điểm cực trị của hàm số đã cho. Giá trị lớn nhất của biểu thức  \( P=\left( x_{1}^{2}-1 \right)\left( x_{2}^{2}-1 \right) \) bằng

A. 4

B. 1

C. 0                                   

D. 9

Hướng dẫn giải:

Đáp án D.

Tập xác định  \( D=\mathbb{R} \).

Đạo hàm:  \( {y}’={{x}^{2}}-mx-4 \)

Khi đó:  \( {y}’=0\Leftrightarrow {{x}^{2}}-mx-4=0 \)

Ta có:  \( \Delta ={{m}^{2}}+16>0,\forall m\in \mathbb{R}\Rightarrow {y}’=0 \) luôn có 2 nghiệm phân biệt  \( \forall m\in \mathbb{R} \) hay hàm số luôn có hai điểm cực trị x1, x\( \forall m\in \mathbb{R} \).

Do x1, x2 là hai nghiệm phân biệt của y’ = 0 nên định lí Viet ta có:  \( \left\{ \begin{align} & {{x}_{1}}+{{x}_{2}}=m \\  & {{x}_{1}}.{{x}_{2}}=-4 \\ \end{align} \right. \)

 \( P=\left( x_{1}^{2}-1 \right)\left( x_{2}^{2}-1 \right)={{\left( {{x}_{1}}{{x}_{2}} \right)}^{2}}-\left( x_{1}^{2}+x_{2}^{2} \right)+1 \) \( ={{\left( {{x}_{1}}{{x}_{2}} \right)}^{2}}-{{\left( {{x}_{1}}+{{x}_{2}} \right)}^{2}}+2{{x}_{1}}{{x}_{2}}+1=16-{{m}^{2}}-8+1=-{{m}^{2}}+9\le 9 \)

Do đó, giá trị lớn nhất của biểu thức P = 9 khi m = 0.

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Tìm tất cả các giá trị của tham số m để y=x^3−3x^2+mx−1 đạt cực trị tại x1,x2 thỏa mãn x^21+x^22=6

Tìm tất cả các giá trị của tham số m để \( y={{x}^{3}}-3{{x}^{2}}+mx-1 \) đạt cực trị tại  \( {{x}_{1}},{{x}_{2}} \) thỏa mãn  \( x_{1}^{2}+x_{2}^{2}=6 \).

A. \( m=-3 \)

B.  \( m=3 \)                     

C.  \( m=-1 \)                   

D.  \( m=1 \)

Hướng dẫn giải:

Đáp án A.

 \( {y}’=3{{x}^{2}}-6x+m  \).

Hàm số đạt cực trị tại  \( {{x}_{1}},{{x}_{2}} \).

Vậy  \( {{x}_{1}},{{x}_{2}} \) là nghiệm của phương trình {y}’=0

Theo Viet, ta có:  \( \left\{ \begin{align}  & {{x}_{1}}+{{x}_{2}}=2 \\  & {{x}_{1}}.{{x}_{2}}=\frac{m}{3} \\ \end{align} \right. \)

\(x_{1}^{2}+x_{2}^{2}={{\left( {{x}_{1}}+{{x}_{2}} \right)}^{2}}-2{{x}_{1}}{{x}_{2}}=4-\frac{2m}{3}\)

\(\Rightarrow 4-\frac{2m}{3}=6\Rightarrow m=-3\)

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Cho hàm số y=x^3−(2m+1)x^2+(m+1)x+m−1. Có bao nhiêu giá trị của số tự nhiên m<20 để đồ thị hàm số có hai điểm cực trị nằm về hai phía trục hoành

Cho hàm số \( y={{x}^{3}}-\left( 2m+1 \right){{x}^{2}}+\left( m+1 \right)x+m-1 \). Có bao nhiêu giá trị của số tự nhiên  \( m<20 \) để đồ thị hàm số có hai điểm cực trị nằm về hai phía trục hoành?

A. 18

B. 19

C. 21                                

D. 20

Hướng dẫn giải:

Đáp án B.

Ta có:  \( y=\left( x-1 \right)\left( {{x}^{2}}-2mx+1-m \right) \)

Hàm số có hai điểm cực trị nằm về hai phía trục hoành khi và chỉ khi đồ thị y cắt trục hoành tại ba điểm phân biệt

 \( \Leftrightarrow \left( x-1 \right)\left( {{x}^{2}}-2mx+1-m \right)=0 \) có ba nghiệm phân biệt.

 \( \Leftrightarrow {{x}^{2}}-2mx+1-m=0 \) có hai nghiệm phân biệt khác 1.

\(\Leftrightarrow \left\{ \begin{align}  & {{m}^{2}}+m-1>0 \\  & 2-3m\ne 0 \\ \end{align} \right.\)\(\Leftrightarrow \left\{ \begin{align} & m<\frac{-1-\sqrt{5}}{2}\vee m>\frac{-1+\sqrt{5}}{2} \\  & m\ne \frac{2}{3} \\ \end{align} \right.\)

+ Do  \( m\in \mathbb{N},m<20 \) nên  \( 1\le m<20 \).

Vậy có 19 số tự nhiên thỏa mãn bài toán.

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Cho hàm số y=1/3mx^3−(m−1)x^2+3(m−2)x+2018 với m là tham số. Tổng bình phương tất cả các giá trị của m để hàm số có hai điểm cực trị x1, x2 thỏa mãn x1+2×2=1 bằng

Cho hàm số \(y=\frac{1}{3}m{{x}^{3}}-\left( m-1 \right){{x}^{2}}+3\left( m-2 \right)x+2018\) với m là tham số. Tổng bình phương tất cả các giá trị của m để hàm số có hai điểm cực trị x1, x2 thỏa mãn \({{x}_{1}}+2{{x}_{2}}=1\) bằng

A. \( \frac{40}{9} \)

B.  \( \frac{22}{9} \)                 

C.  \( \frac{25}{4}\)         

D.  \( \frac{8}{3} \)

Hướng dẫn giải:

Đáp án A.

Ta có  \( {y}’=m{{x}^{2}}-2\left( m-1 \right)x+3\left( m-2 \right) \)

Để hàm số có hai điểm cực trị thì phương trình  \( m{{x}^{2}}-2\left( m-1 \right)x+3\left( m-2 \right)=0 \) phải có hai nghiệm phân biệt.

 \( \Rightarrow \left\{ \begin{align}  & m\ne 0 \\  & {\Delta }’={{\left( m-1 \right)}^{2}}-3m\left( m-2 \right)>0 \\ \end{align} \right. \) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{align}  & m\ne 0 \\  & -2{{m}^{2}}+4m+1>0 \\ \end{align} \right. \)

Theo định lí Viet, ta có:  \( \left\{ \begin{align} & {{x}_{1}}+{{x}_{2}}=\frac{2\left( m-1 \right)}{m} \\  & {{x}_{1}}.{{x}_{2}}=\frac{3\left( m-2 \right)}{m} \\ \end{align} \right. \)

Theo bài ta có hệ phương trình:  \( \left\{ \begin{align}  & {{x}_{1}}+{{x}_{2}}=\frac{2\left( m-1 \right)}{m} \\ & {{x}_{1}}+2{{x}_{2}}=1 \\ \end{align} \right. \) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{align} & {{x}_{1}}=\frac{3m-4}{m} \\  & {{x}_{2}}=1-\frac{2\left( m-1 \right)}{m}=\frac{2-m}{m} \\ \end{align} \right. \)

\(\Rightarrow \frac{3m-4}{m}.\frac{2-m}{m}=\frac{3\left( m-2 \right)}{m}\)\(\Rightarrow 3\left( 2-m \right)m+\left( 3m-4 \right)\left( 2-m \right)=0\)\(\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & m=2\text{ }(n) \\ & m=\frac{2}{3}\text{ }(n) \\ \end{align} \right.\)

Vậy  \( m_{1}^{2}+m_{2}^{2}=\frac{40}{9} \).

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Có tất cả bao nhiêu giá trị thực của tham số m để đồ thị hàm số y=2/3x^3−mx^2−2(3m^2−1)x+2/3 có hai điểm cực trị có hoành độ x1, x2 sao cho x1x2+2(x1+x2)=1

Có tất cả bao nhiêu giá trị thực của tham số m để đồ thị hàm số  \( y=\frac{2}{3}{{x}^{3}}-m{{x}^{2}}-2\left( 3{{m}^{2}}-1 \right)x+\frac{2}{3} \) có hai điểm cực trị có hoành độ x1, x2 sao cho  \( {{x}_{1}}{{x}_{2}}+2\left( {{x}_{1}}+{{x}_{2}} \right)=1 \).

A. 1

B. 0                                   

C. 3                                   

D. 2

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Ta có:  \( {y}’=2{{x}^{2}}-2mx-2\left( 3{{m}^{2}}-1 \right)=2\left( {{x}^{2}}-mx-3{{m}^{2}}+1 \right) \)

 \( g(x)={{x}^{2}}-mx-3{{m}^{2}}+1 \);  \( \Delta =13{{m}^{2}}-4 \)

Đồ thị hàm số có hai điểm cực trị khi và chỉ khi y’ có hai nghiệm phân biệt.

 \( \Leftrightarrow g(x)=0 \) có hai nghiệm phân biệt.

 \( \Leftrightarrow \Delta >0\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & m>\frac{2\sqrt{13}}{13} \\  & m<-\frac{2\sqrt{13}}{13} \\ \end{align} \right. \)  (*)

x1, x2 là các nghiệm của g(x) nên theo định lí Viet, ta có:  \( \left\{ \begin{align}  & {{x}_{1}}+{{x}_{2}}=m \\  & {{x}_{1}}{{x}_{2}}=-3{{m}^{2}}+1 \\ \end{align} \right. \).

Do đó:  \( {{x}_{1}}{{x}_{2}}+2\left( {{x}_{1}}+{{x}_{2}} \right)=1 \) \( \Leftrightarrow -3{{m}^{2}}+2m+1=1\Leftrightarrow -3{{m}^{2}}+2m=0 \)

 \( \Leftrightarrow \left[ \begin{align} & m=0 \\  & m=\frac{2}{3} \\ \end{align} \right. \)

Đối chiếu với điều kiện (*), ta thấy chỉ  \( m=\frac{2}{3} \) thỏa mãn yêu cầu bài toán.

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Với giá trị nào của tham số m để đồ thị hàm số y=x^3−3x^2+m có hai điểm cực trị A, B thỏa mãn OA=OB (O là gốc tọa độ)

Với giá trị nào của tham số m để đồ thị hàm số \(y={{x}^{3}}-3{{x}^{2}}+m\) có hai điểm cực trị A, B thỏa mãn \(OA=OB\) (O là gốc tọa độ)?

A. \(m=\frac{3}{2}\)

B. \(m=3\)

C. \(m=\frac{1}{2}\)            

D. \(m=\frac{5}{2}\)

Hướng dẫn giải:

Đáp án D.

Tập xác định:  \( D=\mathbb{R} \).

 \( {y}’=3{{x}^{2}}-6x  \),  \( {y}’=0\Leftrightarrow 3{{x}^{2}}-6x=0 \)  \( \Leftrightarrow \left[ \begin{align}  & x=0 \\  & x=2 \\ \end{align} \right. \)

Do đó, đồ thị hàm số đã cho luôn có hai điểm cực trị lần lượt có tọa độ là A(0;m) và  \( B\left( 2;-4+m \right) \).

Ta có:  \( OA=OB\Leftrightarrow \sqrt{{{0}^{2}}+{{m}^{2}}}=\sqrt{{{2}^{2}}+{{\left( 4-m \right)}^{2}}} \)

 \( \Leftrightarrow {{m}^{2}}=4+{{\left( 4-m \right)}^{2}}\Leftrightarrow 20-8m=0\Leftrightarrow m=\frac{5}{2} \)

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Tìm số các giá trị nguyên của tham số m để hàm số y=x^4+2(m^2−m−6)x^2+m−1 có ba điểm cực trị

Tìm số các giá trị nguyên của tham số m m để hàm số \( y={{x}^{4}}+2\left( {{m}^{2}}-m-6 \right){{x}^{2}}+m-1 \) có ba điểm cực trị.

A. 6

B. 5

C. 4                                   

D. 3

Hướng dẫn giải:

Đáp án C.

Ta có:  \( {y}’=4{{x}^{3}}+4\left( {{m}^{2}}-m-6 \right)x=4x\left( {{x}^{2}}+{{m}^{2}}-m-6 \right) \)

 \( {y}’=0\Leftrightarrow \left[ \begin{align}  & x=0 \\  & {{x}^{2}}+{{m}^{2}}-m-6=0\text{  }(1) \\ \end{align} \right. \)

Hàm số có ba điểm cực trị  \( \Leftrightarrow  \) (1) có hai nghiệm phân biệt khác 0

 \( \Leftrightarrow {{m}^{2}}-m-6<0\Leftrightarrow -2<m<3 \)

Ta có:  \( m\in \mathbb{Z},-2<m<3\Rightarrow m\in \left\{ -1;0;1;2 \right\} \)

Vậy có 4 giá trị nguyên của tham số m để hàm số có ba điểm cực trị.

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Cho hàm số y=mx^4+(2m+1)x^2+1. Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để hàm số có đúng một điểm cực tiểu

Cho hàm số \( y=m{{x}^{4}}+\left( 2m+1 \right){{x}^{2}}+1 \). Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để hàm số có đúng một điểm cực tiểu.

A. Không tồn tại m

B. \( m\ge 0 \)                   

C.  \( m\ge -\frac{1}{2} \) 

D.  \( -\frac{1}{2}\le m\le 0 \)

Hướng dẫn giải:

Đáp án B.

Với m = 0, ta có  \( y={{x}^{2}}+1\Rightarrow {y}’=2x  \)

Khi đó hàm số có 1 cực trị và cực trị đó là cực tiểu.

Suy ra m = 0 thỏa mãn yêu cầu bài toán    (1)

Với  \( m\ne 0 \), ta có:  \( {y}’=4m{{x}^{3}}+2\left( 2m+1 \right)x=2x\left( 2m{{x}^{2}}+2m+1 \right) \)

Hàm số có một cực trị là cực tiểu \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{align}  & m>0 \\  & 2m{{x}^{2}}+2m+1=0\text{ (vô nghiệm)} \\ \end{align} \right. \)

 \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{align} & m>0 \\  & \frac{-2m-1}{2m}<0 \\ \end{align} \right. \)\(\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} m>0 \\ \left [ \begin{matrix} m<-\frac{1}{2} \\ m>0 \end{matrix} \right. \end{matrix}\right. \Leftrightarrow m>0\)  (2)

Từ (1) và (2) suy ra hàm số có một cực trị là cực tiểu khi  \( m\ge 0 \)

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Tìm tất cả các giá trị của tham số m để hàm số y=x^4+4mx^3+3(m+1)x^2+1 có cực tiểu mà không có cực đại

Tìm tất cả các giá trị của tham số m để hàm số  \( y={{x}^{4}}+4m{{x}^{3}}+3\left( m+1 \right){{x}^{2}}+1 \) có cực tiểu mà không có cực đại.

A. \( m\in \left( -\infty ;\frac{1-\sqrt{7}}{3} \right] \)

B.  \( m\in \left[ \frac{1-\sqrt{7}}{3};1 \right]\cup \left\{ -1 \right\} \)                         

C.  \( m\in \left[ \frac{1+\sqrt{7}}{3};+\infty  \right) \)    

D.  \( m\in \left[ \frac{1-\sqrt{7}}{3};\frac{1+\sqrt{7}}{3} \right]\cup \left\{ -1 \right\} \)

Hướng dẫn giải:

Đáp án D.

Ta có:  \( {y}’=4{{x}^{3}}+12m{{x}^{2}}+6(m+1)x  \)

+ Trường hợp 1:  \( m=-1 \), ta có:  \( {y}’=4{{x}^{3}}-12{{x}^{2}}=4{{x}^{2}}\left( x-3 \right) \)

Bảng xét dấu:

 

Hàm số có 1 cực tiểu duy nhất.

Ta có:  \( {y}’=0\Leftrightarrow \left[ \begin{align}  & x=0 \\  & 2{{x}^{2}}+6mx+3m+3=0\text{  }(*) \\ \end{align} \right. \)

+ Trường hợp 2:  \( m\ne -1 \)

Để hàm số đã cho chỉ có một cực tiểu thì phương trình (*) không có hai nghiệm phân biệt

 \( \Leftrightarrow {{\left( 3m \right)}^{2}}-2\left( 3m+3 \right)\le 0\Leftrightarrow \frac{1-\sqrt{7}}{2}\le m\le \frac{1+\sqrt{7}}{2} \)

Vậy  \( m\in \left[ \frac{1-\sqrt{7}}{2};\frac{1+\sqrt{7}}{2} \right]\cup \left\{ -1 \right\} \)

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m để hàm số y=m^2x^4−(m^2−2019m)x^2−1 có đúng một cực trị

Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m để hàm số \( y={{m}^{2}}{{x}^{4}}-\left( {{m}^{2}}-2019m \right){{x}^{2}}-1 \) có đúng một cực trị?

A. 2019

B. 2020                            

C. 2018                            

D. 2017

Hướng dẫn giải:

Đáp án A.

Trường hợp 1: m = 0  \( \Rightarrow y=-1 \) nên hàm số không có cực trị.

 \( \Rightarrow m=0 \) (loại).

Trường hợp 2:  \( m\ne 0\Rightarrow {{m}^{2}}>0 \)

Hàm số \(y={{m}^{2}}{{x}^{4}}-\left( {{m}^{2}}-2019m \right){{x}^{2}}-1\) có đúng một cực trị.

 \( \Leftrightarrow -{{m}^{2}}.\left( {{m}^{2}}-2019m \right)\ge 0\Leftrightarrow {{m}^{2}}-2019m\le 0 \) \( \Leftrightarrow 0\le m\le 2019 \)

Vì  \( m\ne 0\Rightarrow 0<m\le 2019 \).

Do  \( m\in \mathbb{Z} \) nên có 2019 giá trị nguyên của tham số m m thỏa đề.

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Cho hàm số y=x^4−2mx^2+m. Tìm tất cả các giá trị thực của m để hàm số có 3 cực trị

Cho hàm số \( y={{x}^{4}}-2m{{x}^{2}}+m  \). Tìm tất cả các giá trị thực của m để hàm số có 3 cực trị

A. m > 0

B \( . m\ge 0 \)                  

C. m < 0                          

D.  \( m\le 0 \)

Hướng dẫn giải:

Đáp án A.

Tập xác định:  \( D=\mathbb{R} \)

 \( {y}’=4{{x}^{3}}-4mx=4x\left( {{x}^{2}}-m \right) \)

 \( {y}’=0\Leftrightarrow 4x\left( {{x}^{2}}-m \right)=0\Leftrightarrow \left[ \begin{align}  & x=0 \\  & {{x}^{2}}=0\text{  }(*) \\ \end{align} \right. \)

Hàm số có 3 cực trị  \( \Leftrightarrow {y}’=0 \) có 3 nghiệm phân biệt

 \( \Leftrightarrow  \)phương trình (*) có 2 nghiệm phân biệt  \( x\ne 0 \) \( \Leftrightarrow m>0 \)

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Để đồ thị hàm số y=−x^4−(m−3)x^2+m+1 có điểm cực đại mà không có điểm cực tiểu thì tất cả các giá trị của tham số m

Để đồ thị hàm số \( y=-{{x}^{4}}-(m-3){{x}^{2}}+m+1 \) có điểm cực đại mà không có điểm cực tiểu thì tất cả các giá trị của tham số m là:

A. \( m\ge 3 \)                                          

B.  \( m>3 \)                     

C.  \( m<3 \) 

D.  \( m\le 3 \)

Hướng dẫn giải:

Đáp án A.

 \( {y}’=-4{{x}^{3}}-2(m-3)x=-2x\left( 2{{x}^{2}}+m-3 \right) \)

 \( {y}’=0\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & x=0 \\  & {{x}^{2}}=\frac{3-m}{2} \\ \end{align} \right. \)

Vì hàm số đã cho là hàm trùng phương với  \( a=-1<0 \) nên hàm số có điểm cực đại mà không có điểm cực tiểu

 \( \Leftrightarrow {y}’=0 \) có đúng 1 nghiệm bằng 0  \( \Leftrightarrow \frac{3-m}{2}\le 0\Leftrightarrow m\ge 3 \).

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để hàm số y=(m−1)x^4−2(m−3)x^2+1 không có cực đại

(Đề tham khảo – 2017) Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để hàm số  \( y=\left( m-1 \right){{x}^{4}}-2\left( m-3 \right){{x}^{2}}+1 \) không có cực đại?

A. \( 1<m\le 3 \)

B.  \( m\le 1 \)                   

C.  \( m\ge 1 \)                  

D.  \( 1\le m\le 3 \)

Hướng dẫn giải:

Đáp án D.

Trường hợp 1: Nếu m = 1  \( \Rightarrow y=4{{x}^{2}}+1 \). Suy ra hàm số  không có cực đại.

Trường hợp 2: Nếu m > 1.

Để hàm số không có cực đại thì  \( -2\left( m-3 \right)\ge 0\Leftrightarrow m\le 3 \).

Suy ra  \( 1<m\le 3 \)

Vậy  \( 1\le m\le 3 \)

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Thông Tin Hỗ Trợ Thêm!

Tìm tất cả các giá trị của tham số m để hàm số y=−1/3x^3+mx^2−2mx+1 có hai điểm cực trị

Tìm tất cả các giá trị của tham số m để hàm số  \( y=-\frac{1}{3}{{x}^{3}}+m{{x}^{2}}-2mx+1 \) có hai điểm cực trị.

A. \( 0<m<2 \)

B.  \( m>2 \)                     

C.  \( m>0 \)                     

D.  \( \left[ \begin{align}  & m>2 \\  & m<0 \\ \end{align} \right. \)

Hướng dẫn giải:

Đáp án D.

Ta có:  \( {y}’=-{{x}^{2}}+2mx-2m  \)

Hàm số  \( y=-\frac{1}{3}{{x}^{3}}+m{{x}^{2}}-2mx+1 \) có hai điểm cực trị  \( \Leftrightarrow {y}’=0 \) có hai nghiệm phân biệt

 \( \Leftrightarrow {\Delta }’={{m}^{2}}-2m>0\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & m>2 \\  & m<0 \\ \end{align} \right. \)

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Thông Tin Hỗ Trợ Thêm!

Cho hàm số y=x^3−3(m+1)x^2+3(7m−3)x. Gọi S là tập các giá trị nguyên của tham số m để hàm số không có cực trị

Cho hàm số \( y={{x}^{3}}-3(m+1){{x}^{2}}+3(7m-3)x  \). Gọi S là tập các giá trị nguyên của tham số m để hàm số không có cực trị. Số phần tử của S là

A. 2

B. 4                                   

C. 0                                   

D. Vô số.

Hướng dẫn giải:

Đáp án B.                                          

Ta có:  \( {y}’=3{{x}^{2}}-6(m+1)x+3(7m-3) \)

 \( {y}’=0\Leftrightarrow {{x}^{2}}-2(m+1)x+7m-3=0 \)

Để hàm số không có cực trị thì \({\Delta }’\le 0\Leftrightarrow {{\left( m+1 \right)}^{2}}-\left( 7m-3 \right)\le 0\)

\(\Leftrightarrow {{m}^{2}}-5m+4\le 0\Leftrightarrow 1\le m\le 4\)

Do  \( m\in \mathbb{Z}\Rightarrow S=\left\{ 1;2;3;4 \right\} \).

Vậy S có 4 phần tử.

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Tìm tất cả các giá trị của tham số thực m để hàm số y=mx^3−2mx^2+(m−2)x+1 không có cực trị

Tìm tất cả các giá trị của tham số thực m để hàm số \( y=m{{x}^{3}}-2m{{x}^{2}}+\left( m-2 \right)x+1 \) không có cực trị

A. \(m\in \left( -\infty ;6 \right)\cup \left( 0;+\infty \right)\)

B. \(m\in \left( -6;0 \right)\)             

C. \(m\in \left[ -6;0 \right)\)                                       

D. \(m\in \left[ -6;0 \right]\)

Hướng dẫn giải:

Đáp án D.

Ta có:  \( {y}’=3m{{x}^{2}}-4mx+m-2 \)

+ Nếu m = 0

\(\Rightarrow {y}’=-2<0,\forall x\in \mathbb{R}\) nên hàm số không có cực trị.

Do đó, m = 0 (chọn)  (1)

+ Nếu  \( m\ne 0 \).

Hàm số không có cực trị  \( \Leftrightarrow  \)y’ không đổi dấu

 \( \Leftrightarrow {\Delta }’\le 0\Leftrightarrow 4{{m}^{2}}-3m(m-2)\le 0 \) \( \Leftrightarrow {{m}^{2}}+6m\le 0\Rightarrow -6\le m<0 \) (do  \( m\ne 0 \))  (2)

Kết hợp (1) và (2) ta được  \( -6\le m\le 0 \)

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Biết rằng hàm số y=(x+a)^3+(x+b)^3−x^3 có hai điểm cực trị. Mệnh đề nào sau đây là đúng

Biết rằng hàm số \( y={{\left( x+a \right)}^{3}}+{{\left( x+b \right)}^{3}}-{{x}^{3}} \) có hai điểm cực trị. Mệnh đề nào sau đây là đúng?

A. \( ab\le 0 \)

B.  \( ab<0 \)                    

C.  \( ab>0 \) 

D.  \( ab\ge 0 \)

Hướng dẫn giải:

Hướng dẫn giải:

Đáp án C.

Ta có:  \( y={{x}^{3}}+3\left( a+b \right){{x}^{2}}+3\left( {{a}^{2}}+{{b}^{2}} \right)x+{{a}^{3}}+{{b}^{3}} \)

 \( {y}’=3{{x}^{2}}+6\left( a+b \right)x+3\left( {{a}^{2}}+{{b}^{2}} \right) \)

Hàm số có hai điểm cực trị khi và chỉ khi  \( {y}’=0 \) có hai nghiệm phân biệt

 \( \Leftrightarrow {\Delta }’=18ab>0\Leftrightarrow ab>0 \)

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Có bao nhiêu số thực m để hàm số y=1/3x^3−mx^2+(m^2−m+1)x+1 đạt cực đại tại x = 1

Có bao nhiêu số thực m để hàm số \( y=\frac{1}{3}{{x}^{3}}-m{{x}^{2}}+\left( {{m}^{2}}-m+1 \right)x+1 \) đạt cực đại tại x = 1.

A. 0

B. 2

C. 1                                   

D. 3

Hướng dẫn giải:

Đáp án C.

 \( {y}’={{x}^{2}}-2mx+{{m}^{2}}-m+1 \)

 \( {y}”=2x-2m  \)

Hàm số đạt cực đại tại x = 1 nên ta có:  \( \left\{ \begin{align}& {y}'(1)=0 \\  & {y}”(1)=0 \\ \end{align} \right. \)\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{align}& {{m}^{2}}-3m+2=0 \\ & 2-2m<0 \\ \end{align} \right. \)

\( \Leftrightarrow \begin{cases} \left[\begin{array}{l} m=1  \\ m=2  \end{array}\right.  \\ m>1 \end{cases} \)\( \Leftrightarrow m=2 \)

Thử lại với  \( m=2 \) ta có:  \( {y}”=2x-4\Rightarrow {y}”(1)=-2<0 \)

Do đó, hàm số đạt cực đại tại x = 1.

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Tập hợp các số thực m để hàm số y=x^3−3mx^2+(m+2)x−m đạt cực tiểu tại x = 1

Tập hợp các số thực m để hàm số \( y={{x}^{3}}-3m{{x}^{2}}+\left( m+2 \right)x-m  \) đạt cực tiểu tại x = 1 là:

A. {1}

B. {-1}

C.  \( \emptyset  \)            

D. \mathbb{R}

Hướng dẫn giải:

Đáp án C.

 \( {y}’=3{{x}^{2}}-6mx+m+2 \)

 \( {y}”=6x-6m  \)

Hàm số đạt cực tiểu tại x = 1 khi  \( \left\{ \begin{align}& {y}'(1)=0 \\  & {y}”(1)>0 \\ \end{align} \right. \)

 \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{align} & -5m+5=0 \\  & 6-6m>0 \\ \end{align} \right.  \) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{align}& m=1 \\ & m<1 \\ \end{align} \right. \)

 \( \Leftrightarrow m\in\emptyset \)  

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Tìm tất cả các giá trị của tham số m để hàm số y=x^3−3x^2+mx+1 đạt cực tiểu tại x = 2

Tìm tất cả các giá trị của tham số m để hàm số \( y={{x}^{3}}-3{{x}^{2}}+mx+1 \) đạt cực tiểu tại x = 2.

A. m = 0

B. m > 4                           

C.  \( 0\le m<4 \)              

D.  \( 0<m\le 4 \)

Hướng dẫn giải:

Đáp án A.

 \( {y}’=3{{x}^{2}}-6x+m  \);  \( {y}”=6x-6 \)

Hàm số đạt cực tiểu tại x = 2  \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{align}& {y}'(2)=0 \\ & {y}”(2)>0 \\ \end{align} \right. \)

 \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{align} & m=0 \\ & 6>0 \\ \end{align} \right.\Leftrightarrow m=0 \)

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Tìm m để hàm số y=x^3−2mx^2+mx+1 đạt cực tiểu tại x = 1

Tìm m để hàm số \( y={{x}^{3}}-2m{{x}^{2}}+mx+1 \) đạt cực tiểu tại x = 1.

A. không tồn tại m.

B. \( m=\pm 1 \)             

C. m = 1                          

D.  \( m\in \left\{ 1;2 \right\} \)

Hướng dẫn giải:

Đáp án C.

Để x = 1 là điểm cực tiểu của hàm số \(\Leftrightarrow \left\{ \begin{align}& {y}'(1)=0 \\& {y}”(1)>0 \\ \end{align} \right. \)  \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{align}& 3-4m+m=0 \\  & 6-4m>0 \\ \end{align} \right. \)

\(\Leftrightarrow \left\{ \begin{align} & m=1 \\ & m<\frac{3}{2} \\ \end{align} \right.\Leftrightarrow m=1\)

Thử lại với m = 1, ta có:  \( y={{x}^{3}}-2{{x}^{2}}+x+1 \);  \( {y}’=3{{x}^{2}}-4x+1 \)

 \( {y}’=0\Leftrightarrow 3{{x}^{2}}-4x+1=0\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & x=1 \\ & x=\frac{1}{3} \\ \end{align} \right. \)

Bảng biến thiên:

 

Quan sát bảng biến thiên ta thấy m = 1 thỏa yêu cầu bài toán.

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist

Tìm giá trị thực của tham số m để hàm số y=1/3x^3−mx^2+(m^2−4)x+3 đạt cực đại tại x = 3

(THPTQG  – 2017 – 103) Tìm giá trị thực của tham số m để hàm số \(y=\frac{1}{3}{{x}^{3}}-m{{x}^{2}}+\left( {{m}^{2}}-4 \right)x+3\) đạt cực đại tại x = 3.

A. \( m=-1 \)

B.  \( m=-7 \)                    

C. m = 5                          

D. m = 1

Hướng dẫn giải:

Đáp án C.

Ta có:  \( {y}’={{x}^{2}}-2mx+{{m}^{2}}-4 \);  \( {y}”=2x-2m  \).

Để hàm số đạt cực đại tại x – 3 khi và chỉ khi: \( \left\{ \begin{align}& {y}'(3)=0 \\ & {y}”(3)<0 \\ \end{align} \right.  \)\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{align}& 9-6m+{{m}^{2}}-4=0 \\ & 6-2m<0 \\\end{align} \right. \)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{align} & {{m}^{2}}-6m+5=0 \\  & m>3 \\ \end{align} \right. \) \( \Leftrightarrow \begin{cases} \left[\begin{array}{l} m=1  \\ m=5 \end{array}\right.  \\ m>3 \end{cases} \Leftrightarrow m=5\)

Vậy m = 5 là giá trị cần tìm

 

Nhận Dạy Kèm Môn Toán Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Các sách tham khảo do Trung Tâm Nhân Tài Việt phát hành!

Error: View 7b4a035yn3 may not exist